Đề tham khảo môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025: Mô hình mới, thách thức cao

Theo nhận định của chuyên gia, đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2025 hay nhưng cũng thách thức khi không còn việc làm bài theo mẹo mà cần phải học đúng – hiểu thật. Sự thay đổi về cấu trúc và nội dung làm tăng độ khó của đề thi. 

Theo Tổ Tiếng Anh – Hệ thống giáo dục HOCMAI, năm 2025 sẽ là năm đầu tiên triển khai kì thi tốt nghiệp THPT theo chương trình GDPT 2018. Đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh từ 2025 sẽ thay đổi hoàn toàn về cấu trúc đề thi và dạng thức của các câu hỏi nhằm đáp ứng định hướng đánh giá năng lực theo yêu cầu của chương trình GDPT mới, nội dung câu hỏi tập trung vào kĩ năng đọc hiểu, phân tích thông tin và sắp xếp ý logic của thí sinh.

Về cấu trúc

Đề thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút bao gồm 4 dạng bài:

1. Hoàn thành nội dung quảng cáo/ thông báo/ tờ rơi… (12 câu).

2. Sắp xếp thứ tự các câu thành một đoạn văn/ lá thư/ đoạn hội thoại hoàn chỉnh (5 câu).

3. Hoàn thành đoạn văn bằng các đoạn thông tin còn thiếu (5 câu).

4. Đọc hiểu: Gồm 2 bài Bài đọc hiểu 8 câu và Bài đọc hiểu 10 câu (18 câu).

Về nội dung

Đề thi tập trung kiểm tra các kiến thức ngữ pháp và từ vựng nhưng không còn xuất hiện các câu hỏi ngắn mà được lồng ghép vào các dạng bài và toàn bộ đều dưới dạng đọc hiểu nhằm kiểm tra khả năng tư duy, đánh giá năng lực của thí sinh.

Có 4 dạng bài bao gồm:

1. Hoàn thành nội dung quảng cáo/ thông báo/ tờ rơi… (12 câu)

Các nội dung quảng cáo/ thông báo/ tờ rơi được lồng ghép chuyên đề ngữ pháp và từ vựng như: các loại từ; các loại câu; các loại mệnh đề; từ vựng bao gồm cụm động từ và lựa chọn từ phù hợp với ngữ cảnh của câu văn. Tuy vẫn là dạng câu hỏi về ngữ pháp, yêu cầu cao hơn so với trước là học sinh cần đọc hiểu thông tin trong một văn bản. Mức độ khó hơn, phân hoá hơn hoàn thành câu với các từ đơn lẻ.

2. Sắp xếp thứ tự các câu thành một đoạn văn/ lá thư/ đoạn hội thoại hoàn chỉnh. (5 câu)

Mỗi đoạn gồm 3 - 5 câu, thứ tự logic của đoạn văn/ lá thư/ đoạn hội thoại đang bị xáo trộn, học sinh cần đọc hiểu ý và sắp xếp lại theo đúng trình tự, đây là dạng bài cần kĩ năng đọc hiểu, từ vựng và logic về sắp xếp ý.

3. Hoàn thành đoạn văn bằng các đoạn thông tin còn thiếu. (5 câu)

Thay vì chỉ điền từng từ vào chỗ trống như trước đây, dạng bài này yêu cầu học sinh có kiến thức đọc hiểu sâu, logic, đồng thời ngữ pháp phải cực kì vững để lựa chọn các mệnh đề/câu văn đúng vào chỗ trống.

4. Đọc hiểu trả lời câu hỏi: Gồm 2 bài Bài đọc hiểu 8 câu và Bài đọc hiểu 10 câu. (18 câu)

Đây là dạng bài rất quen thuộc với học sinh; tuy nhiên, đề thi có sự làm mới gần như hoàn toàn khi tăng số lượng câu hỏi lên 18 câu (thay vì 12 câu như trước) và xuất hiện một số kiểu câu hỏi mới như:

+ Tìm ý không được đề cập trong đoạn văn (cũ)

+ Tìm từ đồng nghĩa (cũ)

+ Từ từ trái nghĩa (mới)

+ Câu hỏi quy chiếu đại từ (cũ)

+ Tìm ý đúng theo nội dung bài đọc (cũ)

+ Suy luận dựa vào thông tin trong bài đọc (cũ)

+ Viết lại câu bằng từ ngữ, ngữ pháp và cấu trúc câu khác mà vẫn giữ được ý nghĩa gốc của câu đó (mới)

+ Tìm vị trí phù hợp để điền một câu văn sao cho đúng logic ý (mới)

+ Tóm tắt một đoạn văn (mới)

+ Tóm tắt cả đoạn văn bản (mới)

Chủ đề của các bài đọc rất thực tế, là những vấn đề nổi cộm trong đời sống hoặc các xu hướng trong các lĩnh vực về công nghệ, phát triển đô thị, môi trường,…

Theo nhận định của chuyên gia, sự thay đổi về cấu trúc và nội dung của đề thi cũng làm tăng độ khó của đề thi. Trong mỗi dạng bài đều có các câu hỏi ở các cấp độ nhận biết – thông hiểu – vận dụng; tuy nhiên học sinh cần phải đọc kĩ càng đoạn văn hơn vì nếu là các câu hỏi riêng lẻ thì học sinh có thể chỉ mất vài giây để chọn được đáp án nhưng dưới dạng đoạn văn thì học sinh sẽ mất thời gian hơn vì câu dài và có logic ý tứ. Đây cũng là một thách thức với học sinh vì phải xử lý 40 câu hỏi dưới dạng đoạn văn bản chỉ trong vòng 50 phút.

"Đây là một format đề thi hay và thách thức khi không còn việc làm bài theo mẹo mà cần phải học đúng – hiểu thật; vận dụng các kiến thức đầu vào về ngữ pháp nền tảng và từ vựng để xử lý bài thi dưới áp lực về thời gian và độ khó của các dạng bài. Cấu trúc và độ khó của đề thi phù hợp để xét tuyển đại học và các trường đại học có thể sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển vì một đề thi hay như này", Tổ Tiếng Anh – Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định.

Giáo dục

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí: Thay đổi cấu trúc, không có câu hỏi Atlat
Giáo dục

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí: Thay đổi cấu trúc, không có câu hỏi Atlat

Ngày 18.10, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố 18 đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Điểm mới của đề thi môn Địa lí không có câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, các kĩ năng thực hành trong đề chủ yếu làm việc với biểu đồ, kĩ năng tính toán dựa trên các công thức cơ bản.

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên: Cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội
Giáo dục

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên: Cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, để công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên được triển khai hiệu quả, cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần phải được xây dựng vững chắc và các chế tài xử lý phải có tính răn đe, quyết liệt, đầy đủ.

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp
Giáo dục

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.