Theo Tổ KHXH – Hệ thống giáo dục HOCMAI, sau khi công bố đề thi minh họa cho kì thi Tốt nghiệp THPT (TN THPT) năm 2025, học sinh và giáo viên đã bước đầu có định hướng về dạng thức câu hỏi, cấu trúc đề thi. Với đề thi tham khảo lần này, phạm vi kiến thức đã được làm rõ hơn, học sinh có kế hoạch ôn tập cụ thể hơn cho kì thi sắp tới.
Đề thi tham khảo môn Giáo dục kinh tế và pháp luật có những điểm nổi bật sau:
Về số lượng câu hỏi: Gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi làm trong thời gian 50 phút
Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn có hai loại: Câu hỏi trắc nghiệm đơn lẻ và dựa vào đoạn thông tin để trả lời nhiều hơn một câu hỏi.
Phần II: Là dạng thức câu hỏi mới là trắc nghiệm đúng sai với cách tính điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:
Về cấp độ tư duy: Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với CT GDPT 2018. Tỉ trọng câu hỏi nhận biết và thông hiểu trong đề minh họa là khoảng 70% nhưng sẽ chỉ chiếm khoảng 6/10 điểm trong đề thi, 4/10 điểm vẫn là các câu hỏi vận dụng, chính vì vậy các trường đại học, cao đẳng hoàn toàn có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển vào trường.
Về phạm vi kiến thức
Đề thi gồm cả kiến thức lớp 10, 11, 12.
Có 10% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức lớp 10, các câu hỏi thuộc cấp độ nhận biết, thông hiểu, câu hỏi thuộc các chủ đề: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế; Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh; Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Có 20% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức lớp 11, các câu hỏi thuộc cả ba cấp độ tư duy và phân bổ ở các chuyên đề: Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường; Thất nghiệp, lạm phát; Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh; Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân; Một số quyền tự do cơ bản của công dân; Chuyên đề học tập.
Có 70% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức lớp 12, các câu hỏi dạng thức trắc nghiệm đúng – sai chủ yếu tập trung ở phần này. Những chuyên đề lớp 12 xuất hiện trong đề thi bao gồm: Tăng trưởng và phát triển kinh tế; Hội nhập kinh tế quốc tế; Bảo hiểm và an sinh xã hội; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Quản lí thu, chi trong gia đình; Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế; Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa xã hội; Một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế.
Cụ thể ma trận như sau:
Theo nhận định của chuyên gia, đề thi tham khảo xuất hiện những câu hỏi vận dụng, học sinh cần phân tích tình huống, kết hợp với những kiến thức đã học để xử lí. Bên cạnh đó, có những câu hỏi cần liên hệ của nhiều phần hoặc vận dụng kiến thức thực tế để trả lời vì nội dung câu hỏi không thể hiện rõ thuộc chủ đề hay chuyên đề nào như câu 21 (Phần I), câu 4 (Phần II).
Từ những thông tin từ đề thi tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật, học sinh cần có kế hoạch và định hướng ôn tập rõ ràng để đảm bảo nắm chắc kiến thức cơ bản của cả ba lớp 10, 11, 12. Ngoài ra, cần có kiến thức thực tế và khả năng phân tích tình huống để chinh phục được đề thi này.