Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu

Với đề tài nghiên cứu về công dụng của loài cây Dong riềng đỏ trong chữa bệnh, Phạm Viết Hà Quảng (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội) đã xuất sắc vào top cao tại Vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu - InSPiR2eS Global Pitching Research Competition (IGPRC).

Ý tưởng nghiên cứu đến từ "cây thuốc quý"

Phạm Viết Hà Quảng là cựu sinh viên chương trình cử nhân Công nghệ Sinh học (chuyên ngành Phát triển thuốc) tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Hiện tại, Quảng theo học chương trình Thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Thực vật – Y sinh – Dược học tại trường và là một Phó Bí thư Đoàn trường năng nổ, nhận nhiều bằng khen bởi các đóng góp tích cực cho hoạt động đoàn thể.

img-0891.jpg
Phạm Viết Hà Quảng - Cựu sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Ảnh: NVCC)

Hành trình đam mê với nghiên cứu khoa học của Hà Quảng bắt đầu từ sự tò mò khi còn nhỏ, với những câu hỏi "Tại sao?" về thế giới xung quanh. Trong suốt quá trình theo học tại USTH, Quảng bắt đầu thực hiện các dự án nhỏ, từ thí nghiệm đơn giản đến nghiên cứu các vấn đề thú vị, qua đó áp dụng lý thuyết vào thực tế. Việc tham gia các lớp học trên trường giúp nam sinh thực hành và giao lưu, học hỏi với những người cùng chí hướng.

Nhận thấy năng lực của học trò trong nghiên cứu khoa học, PGS. Phạm Thế Hải (Giảng viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ) đã giới thiệu Quảng về Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu. Xét thấy các tiêu chí phù hợp với năng lực và mục tiêu, Quảng lập tức đăng ký tham gia. Đây cũng là lần đầu tiên em thử sức với một cuộc thi mang tầm quốc tế.

img-0892.jpg
Ngay từ nhỏ, cậu bé Hà Quảng đã 'nuôi' niềm đam mê với nghiên cứu khoa học (Ảnh: NVCC)

Đề tài nghiên cứu của Hà Quảng là “Khả năng ức chế kết tập tiểu cầu bằng cây dong riềng đỏ Việt Nam: Khám phá các tương tác phân tử”. Trong quá trình nghiên cứu, Quảng nhận thấy Việt Nam có nhiều cây dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, trong các báo cáo khoa học hiện nay, có rất ít các chất sạch được chiết xuất ra từ cây được ghi nhận. Chàng trai trẻ quyết tâm không để nguồn "thuốc quý" của tự nhiên bị bỏ lỡ.

Ý tưởng đề tài được Quảng ấp ủ ngay từ kỳ thực tập năm thứ nhất của chương trình Thạc sĩ. Cũng trong thời gian đó, Quảng được làm quen với việc áp dụng tin sinh vào trong nghiên cứu mô hình và dự đoán liên kết trong phân tử.

"Từ quan sát thực tế, em nảy ra quyết định kết hợp mô hình này với ý tưởng đã ấp ủ từ trước, xây dựng thành một đề tài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh để dự thi. Đề tài dự kiến áp dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, song song đó là xây dựng mô hình tính toán máy học trong việc liên kết phân tử", Hà Quảng cho biết.

Nâng cao vị thế khoa học Việt Nam giữa đấu trường quốc tế

Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu gồm 3 vòng. Tại vòng sơ khảo, Quảng phải phác thảo một bản đề xuất ý tưởng, bao gồm các câu hỏi nghiên cứu cơ bản, động lực nghiên cứu, chi tiết quá trình nghiên cứu và điểm mới trong nghiên cứu.

Tại vòng bán kết, Quảng đã tiến hành quay 1 video từ 10-12 phút để thuyết trình toàn bộ dự án của mình. Tại vòng chung kết, bởi thời gian thuyết trình chỉ có 3 phút, em cố gắng tối giản nội dung chuyển tải một cách trọn vẹn nhất.

Vượt qua hơn 100 đề tài đến từ các châu lục khác nhau, bài nghiên cứu công dụng cây dong riềng đỏ của Phạm Viết Hà Quảng lọt vào Top 7 những ý tưởng nghiên cứu xuất sắc nhất. Nghe tin, Quảng khá bất ngờ, bởi bài thi của các đối thủ đều rất hay và đa dạng. Ngoài ra, phần thể hiện của Quảng ở vòng bán kết không được như em kỳ vọng.

Hà Quảng kết luận, chính tính thực tế của đề tài đã thành công chinh phục hội đồng giám khảo. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc có khả năng ức chế ngưng tập tiểu cầu cũng như đông máu. Tuy vậy, chúng mang đến các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng như chóng mặt, buồn nôn, dị ứng. Trái lại, Việt Nam có rất nhiều bài thuốc dân gian giúp lưu thông máu. Các hợp chất từ thiên nhiên đã được chứng minh là an toàn hơn cho người sử dụng.

img-0890.jpg
Tham gia Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu mang đến cho Quảng nhiều cơ hội mới (Ảnh: NVCC)

Tham dự IGPRC và vào vòng Chung kết là trải nghiệm đáng nhớ, tiếp thêm động lực để Hà Quảng phát triển trên con đường khoa học. Đây cũng là cơ hội để em hoàn thiện ý tưởng nghiên cứu khoa học, lan tỏa tâm huyết của mình ra thế giới.

"Em đúc rút được 3 giá trị to lớn nhận lại sau cuộc thi. Đầu tiên là khả năng sáng tạo. Cuộc thi khuyến khích em tư duy và tìm kiếm những giải pháp độc đáo cho vấn đề. Đồng thời, cuộc thi giúp em cải thiện khả năng lập kế hoạch và sắp xếp công việc một cách hiệu quả. Cuối cùng, em có được sự tự tin hơn khi trình bày trước đám đông bằng Tiếng Anh, đặc biệt là trong các hoạt động về khoa học", Hà Quảng bày tỏ.

475648069-930220175554821-8539362348417266864-n-1.jpg
Hà Quảng chụp ảnh tại Đại học Québec tại Trois-Rivières (Ảnh: NVCC)

Nhà nghiên cứu trẻ tài năng cũng không tránh khỏi cảm xúc hồi hộp và tự hào khi lần đầu tiên đưa đề tài nghiên cứu của bản thân, với tư cách là một người Việt Nam tham gia cuộc thi quốc tế. Hồi hộp bởi đây là cơ hội quý báu để Quảng khẳng định năng lực và bản lĩnh với bạn bè quốc tế. Và tự hào bởi không chỉ đại diện cho cá nhân, cho ngôi trường đang học, mà còn mang theo niềm tự tôn dân tộc, mong muốn giới thiệu các giá trị, tiềm năng và sự sáng tạo của Việt Nam đến với cộng đồng khoa học toàn cầu.

Hiện tại, Phạm Viết Hà Quảng đang tham gia kỳ thực tập tại Đại học Québec ở Trois-Rivières (Canada) theo chương trình học bổng trao đổi Canada-ASEAN Scholarships and Educational Exchanges for Development (SEED) để hoàn thành luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Nói về dự định tương lai, chàng trai trẻ cho biết vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học, thông qua các dự án nghiên cứu và tự trau dồi kiến thức. Không còn là sở thích, nghiên cứu khoa học đã trở thành tình yêu, mang đến cho Hà Quảng các trải nghiệm quý giá và phát triển bản thân trong nhiều khía cạnh.

Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu – InSPiR2eS Global Pitching Research Competition (IGPRC) được khởi xướng từ năm 2022 do GS. Robert Faff và các thành viên trong mạng lưới International Society of Pitching Research for Responsible Science (InSPiR2eS) tổ chức và được tài trợ bởi ELSEVIER. Tiếp nối sự thành công của IGPRC năm 2022 và năm 2023, cuộc thi năm 2024 mở ra một sân chơi học thuật tầm cỡ quốc tế dành cho các bạn sinh viên năm cuối, học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh, thạc sĩ, tiến sĩ đam mê nghiên cứu khoa học.

.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.