ĐỒNG NAI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN

Để nông sản rộng đường xuất khẩu

Tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho nông sản, từ đó rộng đường xuất khẩu.

11 nhãn hàng hóa đăng ký bảo hộ

Năm 2023, Đồng Nai cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu tấn nông sản các loại, bao gồm các loại hạt, rau củ, trái cây, thịt, thủy sản. Nông sản ở Đồng Nai ngày càng được các nhà vườn chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Do đó, Đồng Nai là tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về việc xây dựng được nhiều mã vùng trồng, cơ sở đóng gói để xuất khẩu nông sản đi các nước.

anh-bai-1-8240.jpg
Năm 2023, Đồng Nai cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu tấn nông sản. Ảnh: Khánh Ngọc

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh có khoảng 48.000ha cây ăn quả. Trong đó, có nhiều loại trái cây của tỉnh được coi là đặc sản như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, quýt, xoài, mít, bơ... với sản lượng khoảng hơn 500.000 tấn/năm.

Trong thời gian qua, Đồng Nai rất quan tâm trong việc xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản chủ lực địa phương và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, để nông sản của tỉnh chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như mở rộng xuất khẩu. Sở NN-PTNT cho biết, đến nay toàn tỉnh có trên 131 đơn vị sản xuất, chế biến nông sản được cấp nhãn hiệu hàng hóa. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 11 nhãn hàng hóa được đăng ký bảo hộ, như: bưởi Tân Triều, sầu riêng Long Khánh, tiêu Xuân Lộc... Chương trình vẫn tiếp tục hỗ trợ cho nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh tham gia đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ như rau Thống Nhất, mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ, xoài Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc)... Các đơn vị đăng ký sẽ được hỗ trợ 50% chi phí thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc chia sẻ, “huyện sẽ tiến hành hỗ trợ các hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho trái cây, nông sản”. Đến nay, huyện Xuân Lộc đã xây dựng được thương hiệu và đăng ký và được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho hồ tiêu Xuân Lộc và xoài Suối Lớn. Tới đây sẽ là thanh long ruột đỏ, sầu riêng, cà phê cũng sẽ được huyện hỗ trợ xây dựng thương hiệu.

Mở ra cơ hội lớn

Sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Đây là điều kiện để mở ra những cơ hội lớn cho sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc phát triển thương hiệu trên thị trường, nâng cao giá trị kinh tế và hướng đến sản xuất các sản phẩm hồ tiêu sạch, an toàn.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, cây hồ tiêu trên địa bàn đã được huyện Xuân Lộc quy hoạch theo tiểu vùng sản xuất chuyên canh tập trung và hiện tại đang là cây trồng lâu năm mang lại giá trị kinh tế cao nhất so với các cây trồng khác. Doanh thu trên 1ha hồ tiêu đạt từ 300 - 600 triệu đồng. Tổng diện tích tiêu của huyện Xuân Lộc hiện nay khoảng trên 2.800ha, tăng 353ha so với năm 2014, trong đó diện tích cho sản phẩm là gần 2.000ha, năng suất bình quân của cây tiêu đạt khoảng 30 tạ/ha. Cây tiêu tập trung nhiều ở các xã Suối Cao, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Trường, Xuân Hiệp, Lang Minh… giống tiêu được trồng chủ yếu trên địa bàn là tiêu Vĩnh Linh.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có 1 hợp tác xã nông nghiệp Xuân Thọ chuyên về cây hồ tiêu, với diện tích đăng ký là 60ha. Ngoài ra còn có 42 câu lạc bộ năng suất cao cây hồ tiêu, với 1.418 thành viên trên diện tích tham gia là 1.117 ha. Tuy nhiên, thời gian qua vấn đề tiêu thụ hồ tiêu đa phần bà con vẫn bán qua kênh thương lái. Chỉ có hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ mỗi năm xuất khẩu gần 100 tấn ra thị trường Ấn Độ thông qua Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam. Để nâng cao khả năng xuất khẩu, sau khi có chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, thời gian tới huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm hồ tiêu với nông dân, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cánh đồng lớn cho cây hồ tiêu.

Thông qua các mô hình trình diễn và chuyển giao kỹ thuật, dự án “Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc” đã đạt được những kết quả rất tích cực. Sau khi được Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Đông Nam Bộ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, các nhà vườn đã thay đổi nhận thức và thói quen chăm sóc cây hồ tiêu. Vườn hồ tiêu của các hộ tham gia mô hình sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh hại, đặc biệt chưa có biểu hiện của bệnh chết nhanh.

Theo đánh giá, hạt tiêu tại vùng đất Xuân Lộc có chất lượng tốt, sọ tiêu to, chắc, vị cay nồng rất đặc trưng. Song thời gian qua do chưa có thương hiệu nên hạt tiêu của Xuân Lộc luôn chịu giá bán ngang với hạt tiêu các vùng khác. Việc cấp nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” này không chỉ giúp cho hạt tiêu của Xuân Lộc có chỗ đứng trong thị trường nội địa mà mở ra cơ hội tiến xa ra thị trường quốc tế.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai thông tin, hiện nay cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng đều đang hướng đến phát triển nền nông nghiệp sản xuất theo hướng sạch, an toàn và tăng trưởng xanh. Vì vậy, việc sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải phát huy, quảng bá thương hiệu để thương hiệu hồ tiêu Xuân Lộc trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường nông sản. Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc tế cho sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc.

Địa phương

Nhằm tạo đầu ra ổn định, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối cho nông sản
Địa phương

Đa dạng hóa kênh phân phối nông sản

Nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối như chợ truyền thống, các sàn thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.

Đồng Nai phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản

Nhằm hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu và uy tín chất lượng nông sản, thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai chương trình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho những sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh
Địa phương

Mốc son về hạ tầng cho vùng cao Tây Bắc

Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km19+000 - Km53+000 đoạn qua tỉnh Hòa Bình) có chiều dài 34km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được tổ chức long trọng tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong phát triển hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực, mở đường cho vùng Tây Bắc phát triển.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
Hoạt động chính quyền

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30.12.2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị T.Ư xem xét, giao bổ sung biên chế cho khối Đảng, đoàn thể thành phố để thực hiện đúng chỉ tiêu tinh giản 5% công chức, 10% viên chức theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Sản xuất vi mạch xuất khẩu tại Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Thu hút dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai
Địa phương

Công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, thực hiện chỉ đạo của Bộ TNMT về việc tiếp tục công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai theo quy định của pháp luật.

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm
Địa phương

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Khánh Hòa vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc rà soát các khu đất trống để khai thác bãi đậu xe tạm tại những khu đô thị trên địa bàn TP. Nha Trang. Theo đó, UBND TP. Nha Trang và Sở GTVT đã đề xuất lấy 22 khu đất trống để làm bãi đậu xe tạm có thời hạn.