Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Đại học Đà Nẵng:

Đề nghị quan tâm tính đặc thù của mô hình đại học 2 cấp

Tiếp tục chương trình công tác tại Đà Nẵng, chiều 16.2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Đại học Đà Nẵng về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Đề nghị quan tâm tính đặc thù của mô hình đại học 2 cấp -2
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại cuộc làm việc

Đại học Đà Nẵng là đại học vùng, được thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 4.4.1994 của Chính phủ; là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, được tổ chức theo hai cấp, là một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trọng điểm của cả nước.

Đại học Đà Nẵng có 6 đơn vị đào tạo, 9 trung tâm trực thuộc; 35 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, 35 nhóm nghiên cứu - giảng dạy (TRT). Tổng số viên chức và người lao động của Đại học Đà Nẵng có 2.533 người, trong đó: 1.606 giảng viên, 8 giáo sư, 105 phó giáo sư, 733 tiến sĩ, 1.117 thạc sĩ.

Chiến lược phát triển của Đại học Đà Nẵng là trở thành Đại học Quốc gia Đà Nẵng vào năm 2030 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3.11.2022 của Bộ Chính trị; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ theo chuẩn mực quốc tế; được giao trọng trách giải quyết các vấn đề về giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ tầm quốc gia.

Đề nghị quan tâm tính đặc thù của mô hình đại học 2 cấp -0
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng báo cáo một số vấn đề Đoàn khảo sát quan tâm

Thực hiện Luật số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, Đại học Đà Nẵng đã tổ chức bầu Hội đồng Đại học Đà Nẵng và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định. Đến tháng 11.2020, toàn bộ 6/6 trường đại học thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng đã hoàn thành việc kiện toàn Hội đồng trường bảo đảm cơ cấu, số lượng, thành phần quy định.

Quán triệt Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương, Đại học Đà Nẵng đã thống nhất thực hiện chủ trương Bí thư Đảng ủy trường kiêm Chủ tịch Hội đồng trường tại các trường đại học thành viên. Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng cũng đã tổ chức rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đại học thành viên theo quy định. Đảng ủy Đại học Đà Nẵng đã phê duyệt kết quả quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội đồng trường giai đoạn 2020 - 2025 và giai đoạn 2025 - 2030; phê duyệt quy hoạch chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng.

Về tuyển sinh đại học, hầu hết các trường đại học thành viên, các đơn vị đào tạo trực thuộc đều hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh với chất lượng đầu vào khá cao. Tỉ lệ thí sinh nhập học hệ chính quy/chỉ tiêu thông báo năm 2022 đạt gần 99%.

Về tuyển sinh sau đại học, quy mô tuyển sinh có xu hướng giảm do nhu cầu của người học thấp và thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc không tổ chức đào tạo sau đại học ngoài cơ sở đào tạo chính. Số thí sinh trúng tuyển đào tạo thạc sĩ là 435, đạt 22,4% so với chỉ tiêu, tập trung ở một số ngành như Quản lý giáo dục, Giáo dục học; chỉ có 26 thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ.

Công tác quản lý đào tạo tại các trường đại học thành viên và đơn vị đào tạo trực thuộc chuyển dần theo hướng chuyên nghiệp; chất lượng đào tạo tiếp tục được nâng cao. Tổng quy mô đào tạo của Đại học Đà Nẵng tính đến tháng 9.2022 là 51.395 sinh viên chính quy, 1.922 học viên vừa làm vừa học, 4.694 học viên đào tạo từ xa, 1.715 học viên cao học và 144 nghiên cứu sinh.

Đề nghị quan tâm tính đặc thù của mô hình đại học 2 cấp -1
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc

Tuy vậy, quá trình hoạt động Đại học Đà Nẵng cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đại học Đà Nẵng đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến tính đặc thù của mô hình đại học 2 cấp. Trong mô hình đại học 2 cấp thì đại học vùng vừa là cấp trên, được phân cấp, ủy quyền thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý các trường đại học thành viên, nhưng vừa là đơn vị sự nghiệp do có các đơn vị trực thuộc. Vì vậy, cần quy định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của Giám đốc, Hội đồng đại học, Hội đồng trường trong mô hình đại học 2 cấp.

Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20.12.2022 của Chính phủ, quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023 giữ ổn định bằng năm học 2021 - 2022. Trong khi đó, ngày 27.1.2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 399/QĐ-BGDĐT về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2022 - 2025 cho Trường Đại học Bách khoa và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh thuộc Đại học Đà Nẵng, theo đó, các đơn vị này tự bảo đảm chi thường xuyên và không được giao dự toán chi thường xuyên từ năm 2022. Nếu thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 165/NQ-CP và Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, mức thu học phí của các cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên không được tăng, trong khi không được cấp ngân sách chi thường xuyên, gây khó khăn về tài chính cho các đơn vị tự chủ.

Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của Đại học Đà Nẵng, Đoàn khảo sát sẽ nghiên cứu và trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đoàn giám sát mong muốn nhà trường tiếp tục thực hiện tốt vai trò là một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trọng điểm của cả nước. Trong chiến lược phát triển trở thành Đại học Quốc gia Đà Nẵng vào năm 2030 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3.11.2022 của Bộ Chính trị, cần nghiên cứu tham khảo mô hình của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng như các cơ sở giáo dục lớn trên thế giới để tìm ra mô hình phù hợp nhất; đồng thời chủ động chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, tài chính...

Ý kiến bạn đọc

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Mọi nghị sĩ, mọi quốc gia hãy hành động mạnh mẽ, cùng xây dựng một thế giới công bằng, thịnh vượng và bền vững

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng là lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện đầu tiên phát biểu tại Phiên họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga

Sáng nay, 6.4, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga Valentina Matvienko.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150

Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chương trình Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150 với chủ đề “Hành động nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Tashkent, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Tashkent, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan

13h chiều 5.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế I. Karimov Tashken, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Armenia
Thời sự Quốc hội

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (rạng sáng ngày 2.4 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Đúng 9h45 sáng nay, 5.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Thủ đô Yerevan, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, lên đường sang Tashkent, Uzbekistan tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới và thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.