Dự thảo Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Đề nghị bổ sung biện pháp bảo tồn di sản cụ thể

Ủng hộ việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Đề án cần bổ sung biện pháp bảo tồn di sản cụ thể, qua đó bảo đảm phát triển đô thị không ảnh hưởng tiêu cực đến di sản.

Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10, các đại biểu tại Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh Tuyên Quang, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu) đều bày tỏ thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.

db-yen.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) phát biểu

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu), đây là quyết định mang tính chiến lược, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước, phù hợp định hướng phát triển bền vững và tăng cường tiềm lực kinh tế - xã hội cho miền Trung nói riêng, cho cả nước nói chung.

“Việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ khẳng định vai trò quan trọng của Huế là trung tâm văn hóa, lịch sử của dân tộc, đồng thời mở ra nhiều cơ hội nâng cao chất lượng đời sống người dân, phát triển kinh tế, bảo tồn giá trị văn hóa di sản đặc sắc của quốc gia và dân tộc”, đại biểu Nguyễn Thị Yến nêu rõ, đồng thời bày tỏ thống nhất với tên gọi là thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Với đặc thù là thành phố di sản, có nhiều giá trị văn hóa lịch sử không chỉ cho Việt Nam mà cả thế giới, đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung vào Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương các biện pháp bảo tồn di sản cụ thể, nhấn mạnh vào cam kết bảo vệ công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa như Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế và các công trình kiến trúc cổ khác.

“Việc có các biện pháp bảo tồn cụ thể sẽ giúp bảo đảm phát triển đô thị không ảnh hưởng tiêu cực đến di sản, duy trì nét đặc trưng của Huế và phù hợp định hướng bảo tồn di sản mà Chính phủ đề ra”, đại biểu Nguyễn Thị Yến tin tưởng.

Đối với kết nối vùng và hợp tác quốc tế, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển các tuyến giao thông kết nối giữa Huế với các địa phương lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị; đồng thời xác định định hướng tăng cường hợp tác quốc tế để quảng bá văn hóa Huế, phát huy lợi thế di sản trong thu hút du lịch, đầu tư nước ngoài.

Với vị trí của thành phố Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, khi tăng cường kết nối vùng sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế, văn hóa, đồng thời quảng bá văn hóa sẽ giúp thành phố thu hút đầu tư, phát triển du lịch, nâng cao vị thế của thành phố.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Do vậy, cần cập nhật vào Đề án để chuyển tiếp thực hiện.

db-nguyen-dac-vinh.jpg
ĐBQH Nguyễn Đắc Vinh (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Như Ý

Tán thành việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, ĐBQH Nguyễn Đắc Vinh (Tuyên Quang) cho rằng, trước đó, thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thời gian chuẩn bị, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hiện các điều kiện theo cơ sở pháp lý đã cơ bản đáp ứng.

So với nhiều thành phố khác, Huế chưa phải là lớn nhưng với điểm mạnh là cố đô, có lịch sử phát triển lâu đời, có vị trí đặc biệt, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, việc quan tâm xây dựng phát triển đô thị này trở thành trung tâm vùng miền Trung là hết sức cần thiết.

“Cần nhìn cho được điểm mạnh, lợi thế của Huế để có định hướng phát triển là quan trọng nhất. Huế cũng đặt vấn đề là thành phố di sản, thành phố du lịch, có lẽ đây cũng là định hướng phù hợp nhất với Huế hiện nay”, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh nhìn nhận.

Xét lợi thế, tiềm năng của Huế, đại biểu đề nghị, nếu có đầu tư hợp lý về kết cấu hạ tầng, không gian văn hóa cải tạo lại, đầu tư thêm và tăng cường quảng bá thì phát triển du lịch sẽ là thế mạnh của Huế; kết hợp với Quảng Trị sẽ phát triển dần công nghiệp, kinh tế. Về lâu dài, Huế, Đà Nẵng, cụm công nghiệp miền Trung sẽ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước.

db-tan.jpg
ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) phát biểu. Ảnh: Như Ý

Chia sẻ với các ý kiến trên, ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cho rằng, việc ra Nghị quyết về nâng cấp thành phố Huế trực thuộc Trung ương là sự đánh giá không chỉ riêng cho Huế, mà còn là khởi đầu cho thế hệ thành phố thuộc Trung ương mới, thể hiện sự phát triển của đô thị Việt Nam, chứng minh sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của đất nước ta.

Theo đại biểu, trên cơ sở rà soát các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Trung ương về xây dựng các tỉnh lên thành phố Trung ương trong giai đoạn tới, cần có sự chuẩn bị bài bản, có lộ trình, qua đó giúp cho các địa phương có điều kiện sẽ được nâng cấp lên thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tới đây, Quốc hội, Chính phủ có thể xem xét trong nhiệm kỳ sẽ xây dựng bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương, từ đó xây dựng chính sách cùng sự hỗ trợ cho sát với quá trình phát triển của địa phương có điều kiện nâng cấp, đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị.

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.10.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ mười, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.

Phát triển thành phố Huế xứng tầm đô thị di sản
Thời sự Quốc hội

Phát triển thành phố Huế xứng tầm đô thị di sản

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 31.10, các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đánh giá rất cao tinh thần của tỉnh Thừa Thiên Huế, dù đã từng lỡ nhịp trở thành thành phố trực thuộc Trung ương song vẫn kiên định quyết tâm chính trị, khát vọng chuyển mình, kiên trì thực hiện các mục tiêu phát triển và chuẩn bị các điều kiện, cũng như hồ sơ dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này.

Cần đánh giá tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Cần đánh giá tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Cần đánh giá tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các TP. Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước…

Thảo luận tổ 15 ngày 31.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Thừa Thiên Huế có điều kiện cần và đủ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tham gia góp ý về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) sáng 31.10, các ĐBQH cho rằng, thời điểm này Thừa Thiên Huế có đủ điều kiện cần và đủ để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, cần có thêm những chính sách đặc thù, giải pháp mạnh mẽ hơn cho Thừa Thiên Huế giải quyết khó khăn, đáp ứng đúng như kỳ vọng đề ra.

Cần quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả tiền thuốc mà người bệnh tự mua vì bệnh viện không có
Thời sự Quốc hội

Cần quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả tiền thuốc mà người bệnh tự mua vì bệnh viện không có

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đề nghị bổ sung quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả cho người bệnh tiền thuốc mà người bệnh phải tự mua vì bệnh viện không có.

Tổng bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần tiếp tục tinh giản bộ máy, biên chế, giảm chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình và Bắc Kạn) sáng nay, 31.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không tinh gọn bộ máy sẽ không phát triển được, do đó, cần bảo đảm tinh gọn, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững
Thời sự Quốc hội

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ĐBQH Lê Tiến Châu cho rằng, sự phát triển của Hải Phòng trước hết là cho chính thành phố, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, “nếu được đại biểu Quốc hội ủng hộ, chúng tôi có hệ thống cơ chế chính sách đặc thù sẽ tạo nguồn năng lượng mới, động lực mới để thành phố phát triển một cách bền vững”.

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang
Thời sự Quốc hội

Cần sớm thống nhất mô hình chính quyền đô thị

Sáng 31.10, thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương. Qua đó, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.

 Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ của Đoàn ĐBQH TP. HCM - T.Chi
Thời sự Quốc hội

Sớm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị

Thảo luận tại Tổ về Đề án của Chính phủ về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật về tổ chức chính quyền đô thị và Luật về đô thị đặc biệt nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước.

ĐBQH Thái Văn Thành (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho thành phố Huế

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang), sáng nay, 31.10, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Đây không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị mà còn tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Quang cảnh Tổ 14 thảo luận Tổ
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 31.10, một số ĐBQH cho rằng, khi phát triển Huế thành trung tâm sẽ thu hút lớn lượng người di dân đến, tạo nên áp lực về an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm… Điều này đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc của Thừa Thiên Huế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là niềm tự hào của người Huế mà sẽ là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, chung sức xây dựng một thành phố cố đô, thành phố di sản văn hóa theo hướng bảo tồn, phát huy di sản cổ, bản sắc văn hóa cổ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13 sáng 31.10
Thời sự Quốc hội

Cần cơ chế đột phá để Huế gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, bản sắc văn hóa

Các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là 2 yếu tố có vai trò quyết định trong việc đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, cần có chính sách, cơ chế đột phá để Huế gìn giữ di sản và phát huy bản sắc văn hóa. Đây cũng là trọng trách mà Đảng, Quốc hội và Nhân dân giao cho TP Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.