Xung đột Israel - Palestine

Để có giải pháp hai Nhà nước, cần có hai nền kinh tế độc lập

Cho đến nay, ý tưởng về một nhà nước Palestine tồn tại cùng với Israel là nền tảng của những nỗ lực quốc tế trong nhiều thập kỷ nhằm chấm dứt cuộc xung đột Trung Đông. Tuy nhiên, việc thành lập một nhà nước Palestine độc ​​lập đòi hỏi phải có một nền kinh tế Palestine khả thi. Điều kiện đó sẽ không thể đáp ứng được trong bối cảnh Bờ Tây và Gaza vẫn đang tồn tại các khu định cư của Israel, sự suy giảm nhân khẩu học ở Đông Jerusalem và bây giờ là sự tàn phá ở Gaza.

“Phượng hoàng từ đống tro tàn”

Ngày 22.11, Israel và Hamas đã đạt được thỏa thuận về lệnh ngừng bắn tạm thời ở Gaza cũng như nhất trí về việc trả tự do cho hàng chục con tin, tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ nhân đạo. Thỏa thuận đánh dấu bước đột phá lớn đầu tiên trong các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột ở dải Gaza. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chưa có gì bảo đảm một cách chắc chắn rằng cuộc chiến sẽ chấm dứt sau quãng nghỉ ngắn ngủi này.

Nguồn: Rappler
Nguồn: Rappler

Đối với một số người, cuộc chiến đẫm máu đang diễn ra có thể đã phá vỡ sự đồng thuận kéo dài 35 năm qua rằng: giải pháp khả thi duy nhất cho những rắc rối của khu vực là để “hai quốc gia - nhà nước” Israel và Palestine chung sống hòa bình bên cạnh nhau. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tin rằng, nỗi kinh hoàng mà thế giới đã chứng kiến ​​kể từ ngày 7.10 chính là nhân tố thúc đẩy sự hồi sinh của mục tiêu này.

Trong những tuyên bố gần đây, các quan chức từ LHQ, G7, Mỹ, Palestine và các nước Ảrập đều nhấn mạnh hai nhà nước sẽ là giải pháp cuối cùng và lâu dài cho nền hòa bình ở Trung Đông. Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Palestine Raja Khalidi thì khẳng định, giải pháp hai nhà nước phải “xuất hiện như phượng hoàng từ đống tro tàn” của cuộc chiến này. Những người có lý trí ở khắp mọi nơi chỉ có thể hy vọng rằng điều này vẫn có thể tạo khuôn khổ cho một kết thúc dứt khoát và được các bên chấp nhận cho cuộc xung đột kéo dài hàng thế kỷ.

Điều kiện gì là tiên quyết?

Thời điểm của sự quan tâm mới này thật là mỉa mai. Đúng vào tháng 11 cách đây 25 năm, cơ quan lập pháp của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) - tổ chức được quốc tế công nhận là đại biểu hợp pháp duy nhất của nhân dân Palestine, tuyên bố thành lập "Nhà nước Palestine" vào năm 1988. Tất cả các phe phái của Palestine - kể cả những phe phái cực đoan nhất trong thời kỳ này - đã chấp nhận sự phân chia của Palestine và sự tồn tại trên thực tế của Israel trong phạm vi biên giới trước năm 1967 của nước này. Khi đưa ra tuyên bố mang tính đột phá đó, PLO chính thức xác định chỉ có một điều kiện tiên quyết cho hòa bình: 22% diện tích Palestine bao gồm bờ Tây bị chiếm đóng, bao gồm cả Đông Jerusalem và dải Gaza phải được giải phóng khỏi tất cả những người Israel định cư. Nếu không, lãnh thổ sẽ không bao giờ có thể trở thành không gian cho một quốc gia độc lập, có chủ quyền với tài nguyên thiên nhiên riêng và đường biên giới dễ nhận biết.

Năm 2022, Thỏa thuận Hòa giải Palestine đã được ký kết tại thủ đô Algiers của Algeria; đây là một thỏa thuận được 14 phe phái Palestine ký kết, bao gồm cả Phong trào Giải phóng dân tộc Fatah và Phong trào Hồi giáo Hamas, như một phần của tiến trình hòa giải giữa hai phe trong cuộc xung đột bắt đầu sau cuộc bầu cử lập pháp Palestine năm 2006 và bao gồm cả việc Hamas tiếp quản Gaza năm 2007.

Ngay sau khi có được thỏa thuận chấm dứt cuộc xung đột nội bộ dai dẳng từ năm 2006, các nhà kinh tế Palestine bắt đầu vật lộn với những câu hỏi về tác động kinh tế của mô hình hai nhà nước. Trên thực tế, từ năm 1990, một nghiên cứu toàn diện do PLO thúc đẩy đã đi đến kết luận rằng: một nhà nước Palestine tiếp giáp ở bờ Tây và Gaza, với Đông Jerusalem là thủ đô, thực sự có thể có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, do cơ sở tài nguyên yếu kém, diện tích đất đai rất nhỏ và những thách thức dự kiến ​​trong việc tiếp nhận người tị nạn và người hồi hương Palestine, khả năng tồn tại trước hết phụ thuộc vào việc Israel rút quân và sơ tán cũng như dỡ bỏ các khu định cư. Nếu Israel không rút lui thì kinh tế không thể phát triển vì sẽ không có nhà đầu tư nào tin tưởng vào chủ quyền của Palestine.

Hiệp định Hòa bình Oslo năm 1993 mà PLO chấp nhận đã không đáp ứng được điều kiện này. Thay vào đó, Hiệp định trao phần lớn quyền tự trị dân sự cho Chính quyền Palestine (PA) trong khi vẫn cho phép Israel tiếp tục định cư, khiến các kế hoạch kinh tế của Palestine rơi vào tình trạng bất ổn của “một nhà nước thiếu chủ quyền”.

Trong 5 năm tiếp theo, các cuộc đàm phán nhằm hướng đến giải quyết tất cả các vấn đề gây tranh cãi; và kết quả đó gần như đã đạt được ở Trại David vào năm 2000. Nhưng rốt cục, các cuộc đàm phán đã thất bại, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào intifada thứ hai của người Palestine trong những năm 2000 - 2005, một bối cảnh khiến Palestine nhanh chóng rơi vào vòng xoáy bạo lực với phản ứng quân sự áp đảo từ Israel.

Phong trào intifada đã khiến giải pháp hai nhà nước càng trở nên xa vời hơn, và thẩm quyền vốn đã hạn chế của PA lại càng bị giảm sút. Tình trạng chia rẽ giữa Phong trào Fatah ở bờ Tây và Hamas ở Gaza kể từ năm 2006 không chỉ gây mất đoàn kết chính trị mà còn gây ra những biến dạng kinh tế lớn hơn đối với Palestine, khiến nền kinh tế nơi đây gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế vượt trội của Israel, vốn đang trải qua thời kỳ phát triển bùng nổ kéo dài.

Tìm mô hình cho nền kinh tế quốc gia

Suốt 20 năm qua kể từ Hiệp định Oslo, các nhà kinh tế Palestine đã dành nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch cho một “nền kinh tế quốc gia” Palestine trong cấu hình hai nhà nước. Tuy nhiên, khi lập luận rằng một nền kinh tế Palestine mạch lạc, độc lập, hiệu quả vẫn có thể được xây dựng ngay cả khi bị chiếm đóng hoặc bao vây, các nhà kinh tế đã ngầm từ bỏ tuyên ngôn trước đó của PLO rằng: không thể có sự phát triển nếu không có chủ quyền.

Giờ đây, di sản kinh tế của Hiệp định Oslo đã trở nên rõ ràng: Israel thống trị - và có thể dễ dàng thao túng nền kinh tế vĩ mô của Palestine từ tiền tệ và doanh thu tài chính, kênh thương mại và thị trường lao động cho đến năng lượng, khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên và tất cả các thuộc tính khác của khả năng tồn tại về mặt kinh tế. Vì vậy, không còn đáng tin cậy khi lập luận rằng một nhà nước Palestine độc ​​lập có thể xuất hiện giữa các khu định cư của Israel ở bờ Tây, tình trạng giảm sút về nhân khẩu ở Đông Jerusalem, và bây giờ là sự tàn phá và thảm họa nhân đạo đối với 2,2 triệu dân ở Gaza. Ngay cả những nhà kinh tế tinh giỏi dang nhất cũng sẽ phải e ngại trước quy mô và sự phức tạp của nỗ lực tái thiết mà cuộc chiến này gây ra. Tệ hơn nữa, một hệ quả gián tiếp của cuộc chiến là nền kinh tế Palestine ở Bờ Tây, trong đó có Đông Jerusalem - nơi được kỳ vọng là thủ đô tương lai, cũng đang sụp đổ.

Biến thảm họa thành cơ hội

Như The Elders (một nhóm độc lập gồm các nhà lãnh đạo toàn cầu) đã lập luận trong một bức thư ngỏ gần đây rằng, cộng đồng quốc tế phải hành động nhanh chóng nếu muốn biến thảm họa đang diễn ra thành cơ hội cuối cùng để đạt được (hoặc áp đặt, nếu cần) giải pháp hai Nhà nước. Tất nhiên, nhiều người Israel hiện đang nắm quyền coi ý tưởng đó là không thể chấp nhận. Tuy nhiên, chủ nghĩa cực đoan ở Israel không phải tất cả bởi vẫn còn rất nhiều người Israel yêu chuộng hòa bình cũng như các đồng minh của họ.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Palestine Raja Khalidi nhận định trong bài viết trên Project Sydicat: “Ngay cả trong thời điểm đen tối này, vẫn có thể có cơ hội đạt được một thỏa thuận hai nhà nước “thực sự”, bởi vì chúng ta đã biết nó phải bao gồm những gì. Những điều kiện tiên quyết ban đầu cho khả năng tồn tại về mặt kinh tế của Palestine mà PLO đưa ra từ 35 năm trước vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì đó là cơ sở duy nhất cho một giải pháp chính trị khả thi và lâu dài.Trong nhiều thập kỷ nay, các nhà kinh tế và quy hoạch Palestine, trong đó có tôi, đã và đang chuẩn bị nền tảng kinh tế cho một quốc gia có chủ quyền Palestine. Chúng tôi đã tiếp tục theo đuổi mục tiêu này mặc dù nhìn thấy triển vọng của nó đang giảm dần. Sau khi nhìn vào hố sâu không đáy của cuộc chiến này, liệu còn có đủ nhiều người Israel và Palestine đủ can đảm và tầm nhìn xa về chính trị để lựa chọn hòa bình thay vì bạo lực hay không?”.

Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.