ĐBQH Phạm Văn Tấn (Nghệ An): Không nhất thiết dự trữ quốc gia chỉ là dự trữ quốc gia…
Tôi cho rằng tham gia bình ổn thị trường có thể bằng nhiều nguồn, nhiều cách khi nó không làm sai lệch mục tiêu và không hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực khác.

Không nhất thiết dự trữ quốc gia chỉ là dự trữ quốc gia nếu không sai mục tiêu và không làm ảnh hưởng tiêu cực đến các nguồn, các cách khác. Tuy vậy nhóm đột xuất, cấp bách có nội dung ở hai mức độ và phạm vi khác nhau. Đầu tiên là dùng để đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách và cuối cùng là thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Cũng là đột xuất, cấp bách nhưng mức độ và tính chất khác nhau, một nhóm được đưa lên mục tiêu đầu tiêu, một nhóm được đưa vào mục tiêu cuối cùng. Tất nhiên tính chất và mức độ khác nhau, nhưng nếu ghép hai nhóm này vào cùng một loại công việc nhưng có tính chất, mức độ khác nhau có thể sẽ gọn hơn. Có thể đây là ý định của cơ quan soạn thảo để thấy rõ tính chất, mức độ của nó, nhưng nội dung công việc cũng là cấp bách và đột xuất. Tôi đề nghị nếu được có thể đưa vào một nhóm.
Điều 4 giải thích từ ngữ, trong dự thảo ghi: dự trữ quốc gia là các nguồn lực vật chất được đưa vào dự trữ do nhà nước quản lý bao gồm vật tư, hàng hóa thiết yếu. Tôi đề nghị có thể soạn thảo gom lại là dự trữ quốc gia là vật tư hàng hóa thiết yếu được đưa vào dự trữ do nhà nước quản lý. Vì nguồn vật chất được nói cụ thể ở điều này là vật tư hàng hóa thiết yếu.
Tại Điều 22, về phương thức dự trữ quốc gia cũng khẳng định: dự trữ quốc gia là bằng vật tư, hàng hóa cho nên không cần cụm từ nguồn vật chất nữa. Nếu được như vậy sẽ vừa bảo đảm tính ngắn gọn đầy đủ nhưng cũng vừa có tính thống nhất và hệ thống với các từ ngữ cũng được quy định ở trong luật này, đó là Điều thứ 4, nội dung thứ hai.
Điều 21, tổng mức dự trữ quốc gia tại Khoản 2 ghi: Chính phủ trình QH quyết định mức tăng dự trữ quốc gia hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Tôi đề nghị hoặc để mức tăng dự trữ quốc gia, hoặc phải sửa lại cho thống nhất với quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 11 có ghi: quyết định về thẩm quyền của QH, UBTVQH là quyết định tổng mức bổ sung dự trữ quốc gia hàng năm giữa mức tăng và tổng mức bổ sung. Tất nhiên, một phần nào đó là giống nhau, nhưng phân tích kỹ, có chỗ không giống nhau, ví dụ mức tăng và tổng mức bổ sung. Vì vậy, tôi đề nghị nếu được thì cơ quan soạn thảo điều chỉnh lại theo hướng hoặc là thế này, hoặc là thế kia, nhưng phải thống nhất. Đồng thời tôi cũng đồng ý với đề nghị của một số đại biểu đó là ở Khoản 2 điều này muốn được thực hiện một cách đầy đủ, có tác dụng thực tế và không ảnh hưởng đến các điều kiện, khả năng khác, đồng thời phải linh hoạt, cụ thể chứ không phải bình quân và đồng loạt tất cả các nhóm hàng đã được quy định tại Điều 23.