Dạy trẻ về lòng biết ơn, tư duy tài chính từ những phong bao lì xì

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cha mẹ có thể dạy trẻ nhiều bài học từ những phong bao lì xì các con nhận được trong dịp Tết.

Lì xì là một tên gọi của tục lệ trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam - là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Phong tục lì xì ngày Tết đã có từ rất xưa, xuất xứ từ Trung Quốc.

Tương truyền, có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho yêu quái làm hại con mình.

Một lần, 8 vị tiên đi ngang thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng cũng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Không ngờ phép lạ ấy lại thật sự hữu dụng. Khi con quái vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến nó sợ phải bỏ chạy.

Câu chuyện này nhanh chóng lan truyền khắp nhân gian. Từ đó, mỗi lần Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh và hành động đó chính là lì xì, hay còn gọi là mừng tuổi đầu năm mới.

Lì xì đầu năm là một phong tục tốt đẹp của người Việt với mong muốn điều an lành, may mắn sẽ đến từ những ngày đầu năm mới.

Người lớn lì xì cho trẻ em phong bao màu đỏ trong đó chứa một ít tiền để chúc mừng năm mới bình an, mong trẻ chăm ngoan, học giỏi; lì xì người lớn tuổi để thể hiện tình cảm, sự biết ơn, mong muốn người thân có sức khỏe tốt. Ý nghĩa tốt đẹp đó đã được thực hành nhiều năm và được lưu giữ qua thời gian. 

Dạy trẻ về lòng biết ơn, tư duy tài chính từ những phong bao lì xì -0
Lì xì đầu năm là một phong tục tốt đẹp của người Việt với mong muốn điều an lành, may mắn sẽ đến từ những ngày đầu năm mới (Hình minh họa)

Theo phong tục của người Việt, trong những ngày Tết, bố mẹ, ông bà mừng tuổi cho con cháu, con cháu chúc thọ bố mẹ, ông bà, bạn bè, những người thân thiết mừng tuổi cho nhau. Khi con cháu họ hàng cũng như con cháu bạn bè, nếu còn nhỏ tuổi, đến nhà đều được chủ nhà cho tiền mừng tuổi, nhiều ít tùy tình tuỳ cảnh. Ngược lại, khách cũng mừng tuổi cho con cháu còn nhỏ của chủ nhà. Ở Việt Nam, màu chủ đạo trên bao lì xì vẫn là đỏ.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cha mẹ có thể dạy trẻ nhiều bài học từ những phong bao lì xì các con nhận được trong dịp Tết.

“Phong tục lì xì như là lời chúc may mắn, tình cảm gửi gắm của người lớn dành cho các bạn nhỏ; hay cũng có thể là tình cảm, sự biết ơn của con cháu để chúc thọ cha mẹ, ông bà. Chúng ta có thể giáo dục cho trẻ ý nghĩa của những phong bao lì xì, để tách khỏi những giá trị về vật chất”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Cũng theo PGS.TS Trần Thành Nam, các bậc phụ huynh cần dạy các em hiểu rằng, giá trị tinh thần trong tiền mừng tuổi đôi khi còn lớn hơn giá trị vật chất. Những đồng tiền trong phong bao lì xì phải được trân trọng bởi đó là sức lao động của người tặng.

“Người lớn có thể nói với trẻ rằng: tiền này là kết quả của 2, 3 giờ lao động hay tương đương với 5 sản phẩm của bác và bác dành số tiền đó để tặng con, mong con nhận được những điều tốt đẹp... Tức là cụ thể hóa số giờ lao động, số sản phẩm phải thực hiện. Từ đó, giúp trẻ hình dung rõ hơn giá trị đồng tiền và trân trọng món quà này hơn", chuyên gia này nêu ví dụ.

Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh, phụ huynh nên tận dụng cơ hội này để giáo dục trẻ về tư duy tài chính - bởi năng lực quản lý tài chính, tư duy tài chính là kỹ năng rất cần thiết của công dân thế kỷ 21.

“Từ những phong bao lì xì con nhận được, cha mẹ nên hướng dẫn con hoạch định để chi tiêu theo các phần: công việc thường xuyên của con như mua đồ dùng học tập, những khoản phát sinh như mua quà tặng sinh nhật bạn hay tặng quà bất ngờ cho người thân, khoản chi tiêu cho những việc chung, hoặc làm một việc gì có ý nghĩa. Tất cả những điều này, cha mẹ nên tận dụng để hướng dẫn cho con”, PGS.TS Trần Thành Nam đưa ra lời khuyên.

Dạy trẻ về lòng biết ơn, tư duy tài chính từ những phong bao lì xì -0
PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Với một số trường hợp trẻ có những hành động không hay như bóc lì xì trước mặt khách, chê số tiền lì xì ít,... PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng trước tiên, cha mẹ cần làm gương về cách tôn trọng những phong bao lì xì. Cha mẹ có thể trao đổi với trẻ trước về cách ứng xử khi con được nhận lì xì con, cần cảm ơn ra sao, đặt những phong bao lì xì vào đâu,...

Ông cũng lưu ý, các bậc phụ huynh cần xác định rõ rằng, nếu muốn giáo dục con hướng đến những giá trị của tình yêu thương và những nét đẹp văn hóa của dân tộc thông qua việc lì xì thì cách thức, tác phong, lời nói của người lớn khi đưa phong bao lì xì tặng trẻ cũng rất quan trọng. Ý nghĩa của phong bao lì xì không chỉ nằm ở giá trị vật chất, mà còn được thể hiện qua thái độ, ở lời chúc tụng và gửi gắm tình cảm của người tặng đến người nhận.

Ngoài ra, theo PGS.TS Trần Thành Nam, với những gia đình muốn tập trung vào giá trị tinh thần của phong tục mừng tuổi dịp Tết, các bậc phụ huynh có thể chuyển những đồng tiền lì xì trở thành món quà sáng tạo, như lì xì hạt giống, sách, voucher mà trẻ thích (như lì xì khoảng thời gian bố mẹ sẽ dành cho con, vì bố mẹ thường rất bận rộn), hoặc tự mình vẽ những phong bao lì xì mang lời chúc tốt đẹp.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.