Quảng Ninh quyết liệt thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển những tháng cuối năm

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục, tái thiết sau thiên tai

Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 3 càn quét qua địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn để khắc phục thiệt hại; đặc biệt, là thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ thiệt hại theo quy định; dọn dẹp, tận thu tài sản; sửa chữa công trình, thiết bị… nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Bảo đảm phân bổ đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục

Tại Hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về tình hình, kết quả hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão vừa diễn ra, lãnh đạo UBND tỉnh cho biết, đã cấp bổ sung có mục tiêu giai đoạn 1 số tiền 180 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện hỗ trợ khắc phục thiệt hại mưa bão. Trong đó, tập trung vào huy động lực lượng, phương tiện thiết bị tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ lương thực cho các đối tượng chính sách; hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp; sửa chữa, khôi phục tài sản, công trình bị ảnh hưởng do bão để đảm bảo các hoạt động bình thường. Đến nay, các địa phương đã và đang phân bổ, giải ngân một phần kinh phí được tỉnh hỗ trợ.

Đối với việc sử dụng nguồn kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3, mưa lũ sau bão và thực hiện an sinh xã hội, UBND tỉnh đã cấp trên 72 tỷ đồng cho ngành giáo dục và các địa phương hỗ trợ học phí kỳ 1 năm học 2024 - 2025; cấp 38,5 tỷ đồng kinh phí dự toán năm 2024 để thực hiện chính sách nâng mức trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khó khăn khác. Hiện, UBND tỉnh giao các sở, ngành, địa phương tích cực rà soát, đề xuất phân bổ chi tiết đối với nguồn kinh phí còn lại bảo đảm đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục.

1-5360.jpg
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau bão số 3. Ảnh: Đỗ Phương

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tiếp nhận ủng hộ trên 133 tỷ đồng của các tập thể, cá nhân, Ban vận động cứu trợ tỉnh và các địa phương đã kịp thời phân bổ 17,3 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp (đợt 1) cho các hộ dân tại 13 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3. Dự kiến trong đợt 2, sẽ tiếp tục chi hỗ trợ khoảng 78 tỷ đồng để hỗ trợ thêm cho các các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do bão.

Theo báo cáo của các địa phương, đến nay, công tác khắc phục thiệt hại sau bão đã sơ bộ ổn định tình hình. Bước đầu một số lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề đã tái sản xuất, nhất là nuôi trồng thủy sản; trồng rừng; du lịch; tháo gỡ khó khăn về vật tư; tích cực rà soát, thống kê để hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, đặc biệt các hộ bị mất chỗ ở... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cũng gặp nhiều vướng mắc, nhất là liên quan đến thống kê thiệt hại về rừng; đánh giá mức độ thiệt hại trên động vật thủy sản; xác minh, thống kê lập hồ sơ các hộ gia đình đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở…

Nghiên cứu, ban hành thêm cơ chế, chính sách trên cơ sở thực tiễn triển khai

Để tiếp tục hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân, doanh nghiệp, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu, các địa phương thực hiện rà soát thống kê chính xác hộ dân, diện tích, công trình bị thiệt hại sau bão. Đối với những hộ dân, tổ chức đủ điều kiện hỗ trợ, khẩn trương xác minh, thẩm định và thực hiện hỗ trợ ngay, phấn đấu hoàn thành trong tháng 10.2024. Đối với những đối tượng không đủ điều kiện theo quy định về cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh như những văn bản hướng dẫn của các sở, ngành, các địa phương có văn bản kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định đối với những nội dung thuộc thẩm quyền. Với những nội dung thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh, đề nghị UBND tỉnh tổng hợp để tham mưu, đề xuất, nhất là cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân, trình kỳ họp HĐND tỉnh tới đây. Mục tiêu cao nhất là phấn đấu hoàn thành việc xây mới, sửa chữa nhà ở bị thiệt hại do bão cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong tháng 11 tới…

Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu UBND tỉnh tiếp thu đầy đủ kiến nghị của các địa phương để chỉ đạo triển khai, nhất là cấp bổ sung kinh phí cho các địa phương có nhu cầu, đủ điều kiện hỗ trợ. Sớm triển khai quy trình, trình tự thủ tục để khắc phục các công trình đầu tư công thuộc trách nhiệm ngân sách tỉnh. Nghiên cứu rà soát và kiến nghị HĐND tỉnh ban hành thêm các cơ chế, chính sách trên cơ sở phát hiện bất cập từ thực tiễn địa phương. Giao Đảng đoàn HĐND tỉnh thực hiện khảo sát, nghiên cứu cùng với UBND tỉnh và các địa phương để tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại sau bão thuộc thẩm quyền. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chính sách tiếp tục triển khai các chính sách về tín dụng, trong đó phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc xác nhận, thẩm định hồ sơ đủ điều kiện.

Thường trực Tỉnh ủy cũng thống nhất với đề xuất, kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, chi hỗ trợ đợt 2 từ nguồn vận động, tiếp nhận ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ thêm cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất lâm nghiệp bị thiệt hại từ 30% trở lên do cơn bão số 3 để thực hiện công tác dọn vệ sinh rừng, phòng chống cháy rừng; hỗ trợ một phần chi phí cho các chủ tàu, thuyền phục vụ hoạt động thủy sản đang hoạt động bình thường bị chìm, đắm, hư hỏng do bão nhưng không đáp ứng đầy đủ điều kiện hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của HĐND tỉnh. Đồng thời, đề nghị MTTQ Việt Nam tỉnh chỉ đạo phân bổ nguồn hỗ trợ này để các địa phương sớm triển khai, hoàn thành trong tháng 10.2024.

Trên đường phát triển

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.