Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án giao thông

Tại nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn là “điểm nghẽn” cản trở tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm.

Công tác GPMB diện tích còn lại của một số dự án còn chậm, nhất là tại các địa phương: Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hưng Yên, Kiên Giang.

Đây là nội dung nêu trong Thông báo kết luận số 271/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họp lần thứ 12 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án giao thông -0
Giải phóng mặt bằng sớm sẽ thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Ảnh: Nam Khánh

Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang có tổng mức đầu tư khoảng 6.800 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đây là công trình quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và khu vực Đông Bắc, Tây Bắc nói chung.

Dự án có chiều dài khoảng 77km, chia thành 6 gói thầu xây lắp (từ gói XL19 đến XL24). Trong đó, gói thầu XL24 thi công 22 cây cầu với tổng trị giá khoảng 736 tỷ đồng, thi công trải dài 77km trên toàn tuyến.

Khởi công từ tháng 10.2023, đến nay, nhà thầu mới được bàn giao 50% mặt bằng so với yêu cầu, đường công vụ tiếp cận khó khăn. Công trình cầu Hàm Yên – hạng mục quan trọng nhất của toàn dự án, là cây cầu lớn nhất với chiều dài 343m. Tại đây, địa phương mới bàn giao một phần mặt bằng. Do mặt bằng “xôi đỗ” nên việc tổ chức thi công gặp nhiều trở ngại dù nhà thầu đã sẵn sàng nhân sự, máy móc thiết bị.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 53,7km với tổng mức đầu tư dự án hơn 75.400 tỷ đồng, trong đó, đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai là hơn 34km. Theo kế hoạch, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2026.

Về công tác bàn giao mặt bằng, đến nay, đối với đoạn qua địa bàn TP. Biên Hòa đã bàn giao cho chủ đầu tư gần 20ha trên tổng số gần 60ha toàn dự án, đạt hơn 33% tổng diện tích cần bàn giao. Đối với đoạn qua địa bàn huyện Long Thành, địa phương đã bàn giao khoảng 56ha trên tổng diện tích đất cần thu hồi gần 230ha.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, phát động phong trào thi đua GPMB, tuy nhiên, mục tiêu của địa phương bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án trước ngày 30.6 đã không thể hoàn thành, cần tiếp tục khẩn trương hoàn tất phê duyệt phương án bồi thường, vận động các hộ dân, hoàn thành công tác xét tái định cư cho các hộ dân.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng tại Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28.5.2024 về việc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đúng kế hoạch. 

Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bám sát các mốc tiến độ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB để hoàn thành bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, 2 dự án đường vành đai và 3 dự án cao tốc trục Đông – Tây… 

Tăng cường làm việc trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân. Ngoài ra, phối hợp với các chủ đầu tư để ưu tiên GPMB tại các vị trí đường găng về tiến độ thi công như khu vực xử lý nền đất yếu, công trình cầu, hầm lớn, khu vực đường tiếp cận thi công.

Tại các địa phương, việc hỗ trợ tái định cư, đảm bảo người dân có nơi ở mới tốt hơn hoặc ít nhất là bằng nơi ở cũ, ổn định cuộc sống và có công việc mới cũng cần được chú trọng để có sự đồng thuận, ủng hộ của người dân. 

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 dài hơn 93km, với tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng đi qua 2 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Công tác GPMB tại Cao Bằng đạt 35,36/41,55km tương đương 85% đáp ứng tiến độ triển khai thi công. Đối với phạm vi tại tỉnh Lạng Sơn, GPMB đạt 7,05/51,8 km tương đương 13%.

Cũng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 60km với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, khởi công từ ngày 21.4.2024, đến nay, mặt bằng được bàn giao có thể tiếp cận thi công là 5,6/60km. Để thúc đẩy GPMB, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền và vận động người dân có đất bị thu hồi, tổ chức phát động phong trào thi đua trong 5 huyện, thành phố có 2 tuyến cao tốc đi qua là Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn. 

Đồng thời, địa phương này đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ GPMB, thống nhất chủ trương phê duyệt phương án tạm thời để chi trả cho người dân, đẩy nhanh thủ tục tiểu dự án GPMB, nỗ lực để hoàn thành công tác GPMB, đặc biệt là tại dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh trước ngày 30.9.2024 theo công điện Thủ tướng. 

Chỉ trong vòng 1 tháng, Thủ tướng liên tiếp có những chỉ đạo cụ thể cho các địa phương, các bộ, ngành và cơ quan liên quan trong việc đẩy nhanh công tác GPMB. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, cùng sự đồng thuận của người dân là chìa khoá để GPMB hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và sớm hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Giao thông

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa, bão trên địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất phương án khắc phục trượt sạt các tuyến đường. Đặc biệt, triển khai nhanh bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tập đoàn Đèo Cả đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 (vượt tiến độ 8 tháng so với hợp đồng).
Giao thông

Dồn lực thi công đưa dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn hoàn thành vượt tiến độ

Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là dự án thành phần có quy mô lớn và phức tạp nhất trong dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 với chiều dài 88km và 3 hầm xuyên núi. Sau khi được địa phương bàn giao đủ 100% mặt bằng, và hưởng ứng chiến dịch 500 ngày đêm hoàn thành 3.000km cao tốc vào năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, Tập đoàn Đèo Cả đã tăng cường nhân sự, máy móc thiết bị, tổ chức thi công "3 ca 4 kíp" để đẩy nhanh sản lượng, đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 (vượt tiến độ 8 tháng so với hợp đồng).

Hòa Bình: Cấm phương tiện lưu thông qua cầu Ngòi Móng do sụt lún
Xã hội

Hòa Bình: Cấm phương tiện lưu thông qua cầu Ngòi Móng do sụt lún

Ngay sau khi cầu Ngòi Móng (Km0+265) trên đường tỉnh lộ 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành (thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã tiến hành phân luồng giao thông, cấm đường lên cầu để bảo đảm an toàn cho người dân.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ
Xã hội

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ

Theo Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) tràn vào các tỉnh miền Bắc, gây ra sức tàn phá và thiệt hại to lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế của Nhân dân, làm hư hỏng hàng nghìn ngôi nhà, các công trình hạ tầng công cộng, trong đó đặc biệt nhiều công trình cầu, tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc.

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Giao thông

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp. Để chủ động khắc phục hậu quả mưa, lũ, ứng phó sạt lở đất trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có Công điện khẩn về việc khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa lũ sau bão.