Quảng Ngãi

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra hiện trường để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán.

“Điểm nghẽn” trong giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của địa phương là hơn 6.900 tỷ đồng. Số vốn này tỉnh bố trí đầu tư 49 dự án chuyển tiếp; 2 dự án chuẩn bị đầu tư; 29 dự án khởi công mới. Đến nay, Quảng Ngãi đã phân khai cho các dự án gần 5.700 tỷ đồng; còn lại 1.200 tỷ đồng chưa phân khai do chưa có nguồn thu. Tuy nhiên, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Quảng Ngãi từ đầu năm đến tháng 10.2024 vẫn còn khá thấp.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Ảnh: Tấn Tài
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Ảnh: Tấn Tài

Số liệu thống kê của Sở này cho thấy, hiện chỉ có 7 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân ở mức cao hơn bình quân chung cả nước (hơn 52%); có 9 chủ đầu tư ở mức bình quân từ 30 - 51%; có 10 chủ đầu tư tỷ lệ giải ngân 1,6 - 29%. Trong đó, một số chủ đầu tư quản lý nguồn vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh.

Lý giải về nguyên nhân tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, nguyên nhân chính là do vướng mắc về giải phóng mặt bằng vì pháp luật có sự thay đổi, điều chỉnh. Thống kê sơ bộ, nhiều dự án trên địa bàn tỉnh đã hoàn thiện các thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư… Tuy nhiên, đến thời điểm ngày 1.8.2024, khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực thì phải thay đổi thủ tục theo quy định mới. Công tác ban hành giá đất bị chậm trễ, không có cơ sở lập, trình phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn trong xác định nguồn gốc đất; một số dự án không triển khai để khắc phục theo kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Quy định pháp luật về đấu thầu mới có hiệu lực nên việc tổ chức triển khai lựa chọn nhà thầu, nhất là các gói thiết bị của các dự án y tế cũng gặp vướng mắc, chậm trễ.

Ngoài ra, theo đại diện một chủ đầu tư thì việc thiếu vật liệu thi công như: cát, đất đắp nền cũng khiến cho nhiều dự án công trình giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ so với kế hoạch đặt ra.

Nhiều giải pháp tháo gỡ

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó có phương án điều chuyển vốn đầu tư công từ các dự án gặp vướng mắc chưa thể giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân tốt. Đồng thời, trình HĐND tỉnh điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đã giao đầu năm 2024 cho một số dự án và xin kéo dài thời gian thực hiện, hoàn thành dự án từ năm 2024 sang năm 2025. Từ tháng 9.2024, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã thành lập 3 tổ công tác nhằm đôn đốc giải ngân theo từng nhóm dự án.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang đã ban hành Công văn số 6235/UBND-KTTH chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 theo tinh thần Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 07.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Quảng Ngãi đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Trong đó yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường tối đa trách nhiệm trong công tác quản lý vốn đầu tư công, thường xuyên tổ chức kiểm tra hiện trường để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng hoàn thành, không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán; xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng; Tập trung phối hợp với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; việc tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng theo đúng quy định, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Khẩn trương hoàn tất công tác nghiệm thu, quyết toán đối với các dự án hoàn thành, đang làm hồ sơ, thủ tục quyết toán… Chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả giải ngân các nguồn vốn đầu tư của cơ quan, đơn vị mình quản lý.

Lãnh đạo UBND tỉnh cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc; tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan tới các quy định mới có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định liên quan, đặc biệt là các dự án liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan. Các tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm và chủ động xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư để kịp thời triển khai thực hiện các dự án.

Với nhiều giải pháp mạnh mẽ, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Quảng Ngãi trong thời điểm cuối năm 2024 đã có tăng lên đáng kể, nhiều công trình xây dựng, giao thông đã sôi động trở lại.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.