Đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết sâu rộng trong các FTA

Ngày 30.9, tại TP. Đà Nẵng, Ủy ban Đối ngoại đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề về công tác điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại tự do (FTA) cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Tham dự hội nghị có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến, Lê Anh Tuấn, Lê Thu Hà cùng đại diện lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư…

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế mở nhất thế giới với việc ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đặc biệt là thành viên của 16 FTA.

Việc thực hiện có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới đã tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp Nhân dân, cải thiện đời sống Nhân dân, nâng cao trình độ phát triển, giảm dần tỷ trọng gia công lắp ráp của nền kinh tế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến phát biểu tại hội nghị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến phát biểu tại hội nghị

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến, với 16 FTA cùng nhiều điều ước quốc tế khác đã ký, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhưng qua triển khai cũng bộc lộ những vấn đề cần xem xét, điều chỉnh. Bên cạnh đó, thế giới thay đổi rất nhanh và rất nhiều, đến bây giờ thế giới đa cực đã hình thành rõ. Do đó, chúng ta cần thực hiện “ngoại giao cây tre” trong lĩnh vực kinh tế, có cách ứng xử để đảm bảo lợi ích Quốc gia là cao nhất.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cũng chỉ rõ, thực tiễn triển khai các FTA cho thấy, còn nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng mức độ ưu đãi thuế thông qua việc áp dụng các quy tắc xuất xứ và giấy chứng nhận xuất xứ trong các FTA do các doanh nghiệp Việt Nam chưa nâng cao giá trị gia tăng trên hàng hóa xuất khẩu bằng việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, chuyển từ gia công sang sản xuất các mặt hàng có giá trị hàm lượng khoa học và sáng tạo cao.

Nhiều mặt hàng lợi thế của Việt Nam có tỷ lệ sử dụng C/O đạt từ 92-100% trong các FTA như: ngô, lúa mì, giấy các loại, phân bón, ô tô tải, một số sản phẩm sắt thép, các sản phẩm giày dép, dệt may… tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao. Trong khi đó, hàng năm Việt Nam cũng phải đối mặt với khá nhiều các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp (như Ấn Độ khởi xướng điều tra với sản phẩm ván sợi bằng gỗ, sản phẩm khuôn in kỹ thuật số, thép mạ nhôm và sản phẩm phụ gia chăn nuôi, Thái Lan tiến hành rà soát chống bán phá giá với sản phẩm thép Việt Nam, Philippines tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ chống lại mặt hàng gạo Việt Nam…).

hoi-nghi-chuyen-de.jpg

Quang cảnh hội nghị

Mặt khác, không loại trừ rủi ro hàng hóa, sản phẩm của nước thứ ba “đội lốt” hàng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi trong CPTPP nói riêng và các FTA nói chung hoặc lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của nước đối tác của Việt Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá về công tác tổ chức triển khai thực hiện các Điều ước quốc tế, các FTA; đánh giá những lợi ích thực tế đem lại từ các FTA cho Việt Nam trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, lao động, hoàn thiện thể chế…; đánh giá những thách thức đặt ra trong việc thực hiện các FTA trong bối cảnh xung đột địa chính trị, sắc tộc, tôn giáo tại nhiều quốc gia đang leo thang, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Qua đó, các đại biểu đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thúc đẩy triển khai thực hiện các điều ước quốc tế và các FTA, góp phần tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước, trong đó có các tỉnh miền tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Chính trị

toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc chỉ bán vàng miếng mà không mua vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. Hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do nào đó, có thể vì cân đối tiền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với các giải pháp hiệu quả nhất
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với các giải pháp hiệu quả nhất

Sáng nay, 11.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 3 nhóm lĩnh vực: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội đánh giá khách quan, xem xét kỹ những khó khăn, thách thức của tình hình trong nước và bối cảnh khu vực, thế giới; phân tích, đánh giá đúng mức những mặt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ sát thực tế, khả thi, hiệu quả.

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Theo dòng sự kiện

Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Chính trị

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10.11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát

Sáng 10.11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ nhất của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hoà Chile, tối 9.11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.