Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12.2024:

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật đến từng gia đình

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tháng 1.2025 có nhiều luật và nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật có hiệu lực, do vậy, các cơ quan cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các kênh Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận, các đoàn thể đến từng hộ gia đình để người dân thấu hiểu và nâng cao ý thức chấp hành.

Thúc đẩy việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân

Cơ bản thống nhất với Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12.2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, tháng 1.2025 có nhiều luật và nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật có hiệu lực, do vậy, các cơ quan cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các kênh Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận, các đoàn thể đến từng hộ gia đình, để người dân thấu hiểu và nâng cao ý thức chấp hành.

avatar
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ 41của UBTVQH. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Luật Đất đai năm 2024 đã đi vào cuộc sống, Nhân dân rất phấn khởi, tuy nhiên, vẫn tồn tại vấn đề liên quan đến điều chỉnh giá đất, xác nhận quyền sử dụng đất. “Các địa phương hiện còn tồn đọng rất nhiều hồ sơ, chúng ta phải làm sao thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Liên quan đến vấn đề an ninh, trật tự an toàn giao thông, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá cao Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe đã có hiệu ứng lan tỏa rất tích cực. Chỉ sau một ngày tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ý thức chấp hành tham gia giao thông của người dân đã dần được cải thiện.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra, hệ thống giao thông tín hiệu vẫn có những nơi hoạt động chưa bảo đảm đúng quy định, còn trục trặc về kỹ thuật. Do đó, cơ quan chức năng có liên quan đến hệ thống hạ tầng an toàn giao thông cần sớm xử lý.

Sớm hoàn thiện phần mềm xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Đảng, Nhà nước ta đang quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, song, nhiều gia đình có công lại không nằm trong diện này, khiến họ rất tâm tư. Nêu thực tế này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cần tiếp tục quan tâm đến chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công.

Đánh giá cao tình hình tội phạm cướp giật ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã giảm, tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, dự báo trong dịp tết, tội phạm đường phố có thể diễn biến phức tạp hơn, cần hết sức lưu tâm.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an đã có kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết. Đây là một nhiệm vụ thường xuyên của các năm và năm nay, Bộ Công an chủ động từ ngày 15.12.2024; sơ kết 15 ngày qua, kết quả rất tốt trên tất cả các lĩnh vực về quản lý nhà nước về an ninh trật tự, kể cả về phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác dân nguyện trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Ban Dân nguyện tiếp tục quan tâm, sớm hoàn thiện phần mềm về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Giải trình về phần mềm xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Phó Trưởng ban Dân nguyện Hoàng Anh Công cho biết, Ban Dân nguyện đang phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội, Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông Quân đội (Viettel) để tiếp tục nâng cấp phần mềm hiện có, bảo đảm được tính thống nhất và hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, phần mềm về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là một trong 10 dự án của Viettel nhằm xây dựng Quốc hội số. Theo đó, không chỉ có cơ sở dữ liệu về đơn thư và kết quả giải quyết đơn thư mà còn tiếp tục phát triển hơn, đó là tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và người dân.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao sự cố gắng của Ban Dân nguyện trong theo dõi, đôn đốc giúp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhận định, đánh giá tình hình, cũng như giám sát giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và trả lời việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Bộ Công an trong việc triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Theo đó, người dân, nhất là thanh niên khi uống rượu bia đã có ý thức không điều khiển phương tiện giao thông nữa mà sử dụng taxi hoặc xe công nghệ, tình trạng vượt đèn đỏ cũng không còn nhiều. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội, vẫn cần quan tâm đến việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để kiểm soát, chú ý hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị trong Báo cáo công tác dân nguyện cần bổ sung việc cử tri quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm, lo lắng về tình trạng doanh nghiệp có thương hiệu vẫn có vấn đề về vệ sinh thực phẩm hoặc tình trạng sản xuất thực phẩm "bẩn". Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, nhất là trong dịp Tết sắp tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, "tới đây cần tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo một cách quyết liệt hơn, Ban Dân nguyện sẽ giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai giám sát 21 vụ việc; tinh thần là "làm tới đâu, công khai tới đó".

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu

Chiều 18.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu các cơ quan của Quốc hội

Chiều 18.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, 100% các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan của Quốc hội. 

Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp
Chính trị

Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể các cơ quan của Quốc hội

Chiều 18.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Sáng nay, 18.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. 

Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều nay, 18.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 99,56% ĐBQH có mặt biểu quyết tán thành
Thời sự Quốc hội

Quốc hội họp về công tác nhân sự, cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Chính phủ, việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội

Sáng nay, 18.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sau khi biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Quốc hội tiến hành họp riêng về: cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); công tác nhân sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Phát huy vai trò của Công ty mẹ - VEC trong đầu tư, quản lý, vận hành đường bộ

Việc bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - VEC để tạo điều kiện cho công ty phát triển bền vững, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động đầu tư, quản lý khai thác, vận hành đường bộ cao tốc, nhằm thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, thực hiện chủ trương đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông và chủ trương phát triển một số tập đoàn nhà nước có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Chiều nay, 17.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 100%. Đây là đạo luật đầu tiên được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này, thể hiện sự đồng thuận rất cao của Quốc hội.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp mang tính quyết định
Thời sự Quốc hội

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp mang tính quyết định

Quan tâm đến chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển khoa học và công nghệ, các ĐBQH cho rằng, đây là vấn đề rất cấp bách, không chỉ giải quyết rào cản nguồn lực, tận dụng tư duy đột phá, chống chảy máu chất xám mà còn có thể phát triển, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái bền vững.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần cơ chế mạnh, vượt trội để huy động vốn cho đường sắt đô thị

Chiều 15.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các đại biểu nhấn mạnh, rất cần các cơ chế mạnh, vượt trội để huy động vốn nhằm phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước

Cho rằng tính chuyển giao công nghệ khi xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là rất cao, sau khi xây dựng, chúng ta có thể làm chủ công nghệ đường sắt đô thị, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc làm chủ ba lĩnh vực xây dựng cầu, đường, hầm, sản xuất đường ray và đóng toa xe.