Đẩy mạnh phát triển hạ tầng liên kết vùng Đông Nam Bộ

6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ đã cùng họp bàn và thống nhất các kiến nghị về việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng như đường Vành đai 4; Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh - Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu…

Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ quý III năm 2023. (Ảnh: Báo BRVT)
Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ quý III năm 2023. (Ảnh: Báo BRVT)

Vừa qua, 6 tỉnh, thành Đông Nam Bộ gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh đã tổ chức hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ quý III năm 2023 diễn ra tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Hội nghị đã thống nhất kiến nghị nhiều nội dung quan trọng về việc triển khai dự án Vành đai 3, Vành đai 4; hệ thống đường cao tốc, đường sắt đô thị liên kết vùng; cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng; tổ chức điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án vành đai, cao tốc.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ, Đông Nam Bộ là khu vực có trình độ phát triển kinh tế cao, năng động, đô thị phát triển, lực lượng lao động dồi dào. Giữa các địa phương trong vùng có sự gắn kết mạnh mẽ về không gian địa lý, truyền thống lịch sử, văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển. Sự phát triển của từng địa phương tạo nên sự phát triển của cả vùng và sự phát triển của vùng tạo động lực phát triển từng địa phương.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Bà Rịa-Vũng Tàu coi trọng mối quan hệ hợp tác, liên kết phát triển với các địa phương trong vùng. Tỉnh xác định thị trường gần 20 triệu dân và sự phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng chính là tiềm năng, cơ hội để tỉnh phát huy mạnh mẽ kinh tế biển.

Dự án Cầu Phước An Kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Đồng Nai. (Ảnh: Thạc Hiếu)
Dự án Cầu Phước An Kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Đồng Nai. (Ảnh: Thạc Hiếu)

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, sự phát triển của từng địa phương làm nên sự phát triển của toàn vùng và sự phát triển của vùng là động lực hỗ trợ sự phát triển của mỗi địa phương góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Do đó, vấn đề liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng ngày càng quan trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cũng cho rằng, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ cần có sự kết nối chặt chẽ hơn nữa để đẩy nhanh các dự án trọng điểm kết nối vùng.

Còn trong xây dựng quy hoạch, các địa phương cũng cần có sự liên kết, quy hoạch vùng phải phù hợp với từng tỉnh, thành và quy hoạch từng tỉnh thành phải dựa trên định hướng phát triển chung của vùng.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, đường Vành đai 3 cơ bản đang đảm bảo tiến độ. Tuy nhiên vẫn còn vướng hai vấn đề cần giải quyết là giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng. Theo đó, các địa phương có dự án đi qua cần thúc đẩy đảm bảo tiến độ dự án.

Đối với các địa phương còn vướng về giải phóng mặt bằng cần tập trung giải quyết; cùng tìm giải pháp và kiến nghị về vấn đề vật liệu xây dựng cho dự án.

Trong quý 4.2023, TP. Hồ Chí Minh sẽ quyết tâm trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư hai dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài và cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; khởi động lại cao tốc Bến Lức- Long Thành; mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Dầu Giây; chuẩn bị cho mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Nút giao đường Vành đai 3 với Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, điểm kết nối vùng Đông Nam Bộ với miền Tây. (Ảnh: Thạc Hiếu)
Nút giao đường Vành đai 3 với Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, điểm kết nối vùng Đông Nam Bộ với miền Tây. (Ảnh: Thạc Hiếu)

Đồng thời thúc đẩy, nghiên cứu mạnh hơn tuyến đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh - Long Thành (Đồng Nai); Biên Hòa-Vũng Tàu; TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ; Ga đường sắt quốc gia và có kết nối với đường sắt cao tốc. Đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh tuyến 1 nối dài và các kế hoạch đường sắt của Đồng Nai, Bình Dương.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, về cơ chế đặc thù vùng thống nhất kiến nghị vận dụng Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh và xác định các nội dung đặc thù cho vùng Đông Nam Bộ.

Theo đó, các địa phương Đông Nam Bộ có thể được áp dụng các cơ chế như trong Nghị quyết 98. Hoặc cho các địa phương lựa chọn từ Nghị quyết 98 ra vấn đề cụ thể như thí điểm mô hình phát triển đô thị (TOD), thu hút nhà đầu tư chiến lược, các hình thức đầu tư PPP, thúc đẩy phát triển khoa và công nghệ, quỹ hạ tầng vùng, phân cấp phân quyền cho các địa phương.

Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.