Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để tạo đột phá phát triển Thủ đô

Các quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) luôn bám sát tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô và tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trên một số lĩnh vực nhằm tạo tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Tăng cường phân cấp, phân quyền

Qua 11 năm thi hành, các chính sách đặc thù theo quy định của Luật Thủ đô năm 2012 đã tạo công cụ pháp lý tương đối đồng bộ cho việc xây dựng, quản lý quy hoạch nhằm thực hiện thống nhất theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện một số quy định trong Luật đã bộc lộ tồn tại, hạn chế. Do vậy cần thiết sửa đổi Luật nhằm thực hiện các cơ chế vượt trội, đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng – Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương với 62 điều (tăng 3 chương, 35 điều so với Luật cũ). Một trong những nội dung đáng chú ý đó là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp với 3 nhóm nhiệm vụ quyền hạn: nhóm theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền; nhóm được phân quyền trong lĩnh vực tổ chức, bộ máy; nhóm được phân cấp, phân quyền trong các lĩnh vực cụ thể về quy hoạch, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, môi trường, đất đai…

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để tạo đột phá phát triển Thủ đô -0
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phát biểu kết luận buổi làm việc tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Riêng với nhóm nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, dự thảo Luật quy định phân quyền cho HĐND TP. Hà Nội được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP. Hà Nội, quận, huyện, thị xã nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, tăng tính chủ động, linh hoạt, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thành phố.

Sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, ngân sách

Đáng chú ý, một trong 9 nhóm chính sách quan trọng trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là nhóm chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô.

Theo đó, trên cơ sở luật hóa một số quy định của Nghị quyết số 115/2020/QH14, Điều 37 dự thảo Luật quy định các chính sách đặc thù trong sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô, đã cho phép HĐND thành phố Hà Nội được quyền quyết định việc sử dụng ngân sách Thành phố để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ các địa phương phát triển.

Cụ thể, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách địa phương thực hiện các dự án cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình tài sản công đã có do thành phố Hà Nội quản lý (điểm b khoản 1 Điều 37).

Việc cho phép được sử dụng nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các công trình đã có (chưa nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn) nhằm bảo đảm tính kịp thời, linh hoạt và tính chủ động trong điều hành chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương.

Dự thảo Luật cũng quy định về việc sử dụng ngân sách thành phố Hà Nội hỗ trợ các địa phương khác trong nước, các địa phương tại các nước khác trong các trường hợp cần thiết, cho phép cấp huyện sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ các quận, huyện, thị xã khác của thành phố Hà Nội và các đơn vị cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố khác trên cả nước trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ an sinh xã hội (Điểm d Khoản 1 Điều 37).

Bên cạnh đó, Khoản 5 dự thảo Luật quy định UBND thành phố Hà Nội được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành hoặc bảo lãnh Chính phủ mà không bị hạn chế mức trần. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố Hà Nội hằng năm do Quốc hội quyết định.

Ngoài ra, khoản 6 dự thảo Luật quy định ngân sách thành phố Hà Nội được giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các dự án, công trình, dự án trọng điểm, có tính chiến lược của Thủ đô, vùng Thủ đô, các dự án PPP, dự án giao thông công cộng, hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo, đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỉ lệ điều tiết cụ thể phù hợp với mục tiêu sử dụng nguồn vốn.

Đề xuất tách giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư công

Theo quy định của Luật Đầu tư công, đối với dự án nhóm B, C không được tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập tại bước quyết định chủ trương đầu tư như dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A. Việc giải phóng mặt bằng được triển khai tại bước thực hiện dự án, sau khi đã hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư (lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư).

Đối với dự án nhóm B, C, thời gian thực hiện dự án là khá hạn hẹp khi phải triển khai công tác giải phóng mặt bằng đi kèm với các công việc khác như lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán dự án và các hạng mục của dự án, triển khai đấu thầu… trước khi tổ chức thi công dự án.

Trên thực tế, để thực hiện một số công việc này cũng mất rất nhiều thời gian (riêng công tác đấu thầu thường kéo dài từ khoảng 6 - 12 tháng đối với một dự án, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của các gói thầu). Điều này dẫn đến nhiều công việc phải triển khai trong thời gian tương đối ngắn, áp lực về thời hạn làm cho chất lượng không bảo đảm; quá trình thực hiện dự án quy định trong Luật Đầu tư công hiện hành không phản ánh được bản chất của việc thực hiện dự án trên thực tế khi mà một số công việc có tính chất chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án được đưa vào thực hiện dự án.

Đối với các dự án nhóm B quy mô lớn (từ 45 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng), thường là các dự án có yêu cầu về giải phóng mặt bằng trên diện tích lớn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hầu hết khó có thể đáp ứng yêu cầu về thời hạn bố trí vốn nêu trên. Khi đó, việc tiếp tục bố trí vốn để triển khai cần phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, có thể tiếp tục gây kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Do đó, dự thảo Luật quy định về việc cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công, tương tự như cơ chế, chính sách đặc thù được áp dụng thí điểm cho tỉnh Khánh Hoà theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.