Davos 2025: Thương mại, thuế quan và AI trên bàn nghị sự

Tình trạng biến đổi khí hậu, xu hướng trở lại với nhiên liệu hóa thạch, rủi ro của trí tuệ nhân tạo (AI) và vấn đề thuế quan của Mỹ là những nội dung được quan tâm nổi bật tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ.

Tổng Thư ký LHQ António Guterres là người phát biểu đầu tiên trong phiên thảo luận ngày 22.1 tại cuộc họp thường niên của WEF ở Davos, nơi những thay đổi đang diễn ra ở Washington trong tuần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở lại nhiệm sở cũng chiếm phần lớn trong các nội dung nghị sự và các cuộc trò chuyện bên lề của các quan chức chính phủ, học giả và giám đốc điều hành doanh nghiệp. Sau đây là một số điểm nổi bật trong phiên họp ngày 22.1.

“Cơn nghiện” nhiên liệu hóa thạch

Với sự có mặt của các giám đốc điều hành ngành năng lượng và công nghệ, Tổng thư ký LHQ Guterres đã nhắc lại một những lời kêu gọi khẩn thiết nhất: thế giới hãy hành động nhiều hơn để chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.

e8850841-65c6-416b-8492-6b583a167ca1.jpg
Tổng thư ký LHQ António Guterres phát biểu tại phiên họp thường niên của WEF 2025. Ảnh: AP

Tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc sẽ mở lại hoạt động khoan dầu tích cực cùng mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại một số nền kinh tế lớn đang suy thoái ở châu Âu đã làm lung lay các cam kết về giảm phát thải carbon.

Ông Guterres lưu ý rằng, năm 2024 là năm nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử thế giới; đồng thời cảnh báo nguy cơ mực nước biển dâng cao có thể gây quá tải cho các cảng vận chuyển dầu ra vào.

“Và nhiệt độ tăng, chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch”, ông nói. “Chứng nghiện nhiên liệu hóa thạch của thế giới là một con quái vật, không chừa một ai và nó đang kiểm soát nhân loại”. Ông cũng cảnh báo về tình trạng các nhà nước và công ty gần đây đã quay lưng lại với các cam kết về khí hậu của mình.

Nguy cơ AI không được và không thể quản lý

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc ca ngợi triển vọng của trí tuệ nhân tạo, khẳng định đây là cuộc cách mạng giúp cải thiện nhiều lĩnh vực, trong đó có chăm sóc sức khỏe, tăng năng suất lao động…

“Nhưng tiến bộ này đi kèm rủi ro sâu sắc, đặc biệt khi AI không được quản lý”, ông cảnh báo, nói rằng nó có thể được sử dụng “như một phương tiện tạo ra những thứ giả mạo”, làm xói mòn lòng tin vào các thể chế, phá vỡ thị trường lao động và ảnh hưởng cả đến chiến tranh và hòa bình.

Trong ngày đầu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã công bố một liên doanh tại Hoa Kỳ có kế hoạch đầu tư lên tới 500 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng liên quan đến AI thông qua quan hệ đối tác mới được thành lập bởi Oracle, SoftBank và OpenAI. Nhà Trắng cho biết mục tiêu của dự án Stargate là xây dựng các trung tâm dữ liệu và sản xuất điện đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ của AI đang phát triển nhanh chóng ở Texas.

Julie Sweet, giám đốc điều hành của Accenture, công ty tư vấn và công nghệ thông tin đa quốc gia, ca ngợi khoản đầu tư vào Stargate là "sự xác nhận tuyệt đối rằng AI rất quan trọng đối với các công ty và quốc gia".

Bà cho biết Hoa Kỳ dường như muốn duy trì cách tiếp cận của mình đối với AI theo hướng đổi mới trước, sau đó mới áp dụng "các biện pháp bảo vệ phù hợp" - không giống như những nơi khác đặt các biện pháp bảo vệ lên hàng đầu. “AI sẽ không thành công nếu chúng ta không tin tưởng nó”, bà Julie Sweet nói với AP.

Về phần mình, phát biểu tại Davos, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết đất nước của ông sẽ "điều hướng" AI nhưng sẽ thúc đẩy nó "với tốc độ nhanh hơn, một phần vì chúng ta không có thời gian để chờ đợi".

Ông Anwar đưa ra tuyên bố trên sau khi Malaysia và nước láng giềng Singapore vừa đạt được thỏa thuận thành lập một khu kinh tế đặc biệt nhằm tăng cường tạo việc làm và thu hút đầu tư, đặc biệt là trong việc tận dụng các công nghệ tiên tiến của Singapore.

Quản lý các nền tảng truyền thông xã hội

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez thì cho rằng, EU cần hành động để "làm cho mạng xã hội vĩ đại trở lại" bằng cách thực hiện các biện pháp quản lý cứng rắn đối với các nền tảng công nghệ mà ông mô tả là do những ông trùm bất chấp luật pháp điều hành.

f1b93734-b196-4dcf-a012-158d77ccfe55.jpg
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez phát biểu tại phiên họp thường niên của WEF 2025. Ảnh: AP

Ông chỉ ra tình trạng lan truyền những thông tin không chính thống, sai sự thật trên các nền tảng mạng xã hội đã trở thành một phần nguyên nhân kích thích các phong trào chính trị dân túy và cực đoan ở châu Âu. “Công nghệ vốn được cho là giúp giải phóng chúng ta, giờ đây đang trở thành công cụ áp bức của chính chúng ta”.

Thủ tướng Tây Ban Nha Sánchez cho biết ông sẽ yêu cầu EU ban hành các chính sách nhằm chấm dứt tình trạng người dùng mạng xã hội có thể ẩn danh cũng như buộc chủ sở hữu các nền tảng mạng xã hội "phải chịu trách nhiệm cá nhân" về mọi sai trái ở trên các nền tảng họ quản lý.

Mối lo ngại về thuế quan

Có nhiều đồn đoán về việc mức thuế quan mà Trump đưa ra - chẳng hạn như hàng hóa từ Trung Quốc và thậm chí là từ các đồng minh như Canada và Mexico - sẽ được áp dụng như thế nào.

Phát biểu tại Davos, Bộ trưởng Tài chính mới của Anh, Rachel Reeves, lưu ý rằng ông Trump đang cân nhắc áp thuế đối với các quốc gia đang có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, điều này không xảy ra với Vương quốc Anh - quốc gia này có thâm hụt thương mại nhỏ với Hoa Kỳ

"Có một triệu người Anh làm việc cho các công ty Mỹ và có một triệu người Mỹ làm việc cho các công ty Anh", bà nói với các phóng viên. "Nền kinh tế của chúng ta gắn bó chặt chẽ với nhau và tôi cho rằng thuế quan giữa hai nước sẽ có hại cho cả hai bên".

Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?
Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?

Trước thềm lễ nhậm chức vào đêm 20.1 (giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố, ngay sau khi bước vào Phòng Bầu dục, ông sẽ ký hàng chục sắc lệnh hành pháp để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Vậy những lời hứa đó là gì, và liệu những nội dung nào sẽ được thực thi ngay lập tức?

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?
Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung

Nếu trước kia, các cường quốc công nghệ tập trung vào cải thiện khả năng của Trí tuệ Nhân tạo (AI), thì giờ đây, việc Trung Quốc tung ra thế hệ AI mới với chi phí đào tạo rẻ hơn rất nhiều, đã mở ra một biên giới mới cho cuộc đua công nghệ. Điều này sẽ khiến những biện pháp hạn chế về công nghệ và chip mà Mỹ thúc đẩy sẽ khó làm chậm tiến độ của Trung Quốc so với trước đây.

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế
Thế giới 24h

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế

Ngày 17.1, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố số liệu cho thấy dân số nước này đã giảm trong năm 2024, năm thứ ba liên tiếp. Điều này chỉ ra những thách thức nhân khẩu học đối với quốc gia đông dân thứ hai thế giới, nơi hiện đang phải đối mặt với cả tình trạng dân số già hóa và thiếu hụt người trong độ tuổi lao động.

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn

Thông qua đại diện pháp lý, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 16.1 tuyên bố sẽ không trả lời thấm vấn cũng như không hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào của Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) với lý do rằng cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để tiến hành một cuộc điều tra như vậy.