Dấu ấn Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ

Chiều 22.5, tại Hà Nội diễn ra hội thảo quốc tế “Dấu ấn Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ”, với những trao đổi làm sâu sắc hơn những khía cạnh xoay quanh vị thế, đóng góp của Việt Nam trong cộng đồng này.

Hội thảo do Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội, phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF), Đại học Jean Moulin Lyon 3, Pháp tổ chức.

Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, cộng đồng Pháp ngữ đã từng bước chuyển mình, trở thành một không gian chính trị - kinh tế - văn hóa đa dạng, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới.

Ðến nay, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ đã trở thành mái nhà chung của 88 thành viên và quan sát viên, hiện diện tại 5 châu lục. Tính đến tháng 3.2023, với 1,2 tỷ người, cộng đồng Pháp ngữ chiếm 16% dân số thế giới và 16,5% tổng tài sản được tạo ra trên toàn cầu.

Dấu ấn Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ -0
Quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng Pháp ngữ ngày càng được cải thiện và phát triển. Ảnh: BTC

Việt Nam gia nhập Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuật (ACCT - tiền thân của OIF) năm 1979. Từ đó đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng Pháp ngữ ngày càng được cải thiện và phát triển. Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng Pháp ngữ với vai trò và vị thế ngày càng được khẳng định, những năm qua, Việt Nam được tín nhiệm bầu vào các cương vị quan trọng như Chủ tịch Hội đồng thường trực Pháp ngữ (CPF), Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ (CMF), Chủ tịch Hội nghị cấp cao Pháp ngữ... Những vị trí quan trọng mà Việt Nam đảm nhiệm thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng đối với Việt Nam cũng như uy tín của Việt Nam trong cộng đồng.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức cho biết: Việt Nam tự hào là thành viên tích cực trong cộng đồng Pháp ngữ, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển và gắn kết trong cộng đồng. Trong đó, sự phát triển của văn hóa Pháp và ngôn ngữ Pháp tại Việt Nam đã tạo cây cầu nối vững chắc...

Hội thảo quốc tế “Dấu ấn Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ” là cơ hội để các học giả, chuyên gia và nhà quản lý trao đổi và làm sâu sắc hơn những khía cạnh xoay quanh vị thế của Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ; tác động của văn hóa Pháp ngữ trong xã hội Việt Nam và vị trí của giáo dục Pháp ngữ trong hệ thống giáo dục Việt Nam; quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trong khối Pháp ngữ...

Các ý kiến tại hội thảo khẳng định: đối với Việt Nam, việc tham gia OIF là một trong những cầu nối, cánh cửa mở ra thế giới. Việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ VII tại Hà Nội năm 1997 đặt dấu ấn cho con đường hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam thông qua các hoạt động hợp tác chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa và ngôn ngữ với cộng đồng Pháp ngữ...

Văn hóa - Thể thao

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.