Dấu ấn phát triển, chuyển mình sau 70 năm Giải phóng Thủ Đô

Trong không khí phấn khởi và tự hào kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chia sẻ về những thành tựu đạt được của thành phố Hà Nội trong chặng đường 70 năm qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, cách đây 70 năm, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ và anh dũng của quân và dân ta, đặc biệt là tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã thất bại toàn diện, buộc phải ký Hiệp định Genève, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và phải rút quân khỏi miền Bắc. Đúng 16 giờ ngày 9.10.1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ Thành phố. Sáng 10.10.1954, Ủy ban Quân chính Thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân chia làm nhiều cánh lớn, tiến về Hà Nội.

giai-phong-thu-do-5168.png

Trung đoàn Thủ đô có vinh dự giương cao ngọn cờ “Quyết chiến, quyết thắng” dẫn đầu đoàn quân. 20 vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui ngập tràn đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 15 giờ chiều, hàng vạn nhân dân và các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thành phố trang nghiêm dự Lễ chào cờ tại sân vận động Cột Cờ. Cả Hà Nội bừng bừng câu hát tiến quân ca, rạo rực niềm vui giải phóng, tràn ngập niềm tin, biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu. Kể từ thời điểm đó, Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sạch bóng quân thù, cùng cả nước bước sang trang sử mới.

Trong những ngày đầu tiên trở về Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng bộ và nhân dân Thủ đô: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Thực hiện lời Bác dạy, 70 năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực không ngừng để bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.

Đất nước thống nhất, Hà Nội cùng nhân dân cả nước nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh, do đất nước bị bao vây cấm vận.... Trước những thử thách ngặt nghèo đó, quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, Thành ủy Hà Nội đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhờ đó đã khơi dậy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các thành phần kinh tế, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của nhân dân, giúp Thủ đô không ngừng đạt được những thành tựu quan trọng, tiếp tục phát triển đi lên. Từ một thành phố có quy mô dân số, kinh tế nhỏ bé, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, vị thế ngày càng được nâng cao, vai trò trung tâm lớn của đất nước được khẳng định về mọi mặt.

Đặc biệt, ngày 1.8.2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đã hợp nhất vào thành phố Hà Nội. Công cuộc mở rộng Thủ đô đã chứng minh tính đúng đắn của một quyết sách chiến lược mang tầm thời đại, giúp Hà Nội khai thác các giá trị, nguồn lực to lớn để phát triển mạnh mẽ lên một tầm vóc mới, với thế và lực mới. Gần 20 năm qua, Thủ đô Hà Nội tiếp tục gương mẫu đi đầu trên mọi “mặt trận”, đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của cả nước.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng ở mức khá, đạt 10,73% (2006-2010); 9,23% (2011-2015); 7,39% (2016-2020). Mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích và 8,5% dân số cả nước, nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% về GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và gần 20% về thu ngân sách. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, phù hợp yêu cầu phát triển bền vững.

t2-3364.jpg
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến. Ảnh: N.C

Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, do các yếu tố chủ yếu như: Dịch bệnh, thiên tai, tình hình thế giới diễn biến khó lường... song Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã thể hiện rõ tình thần gương mẫu, đi đầu, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Kinh tế luôn duy trì đà tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của Hà Nội tăng 6,0%

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến, trong quá trình phát triển, Hà Nội luôn nhớ lời căn dặn của Bác Hồ, rằng Thủ đô phải gương mẫu đi đầu cả nước trong các phong trào thi đua, thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Những năm gần đây, Thành phố đã triển khai bài bản, khoa học nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, quyết định đến sự phát triển bền vững của Thủ đô trước mắt và tương lai. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi); xem xét cho ý kiến đối với 2 Quy hoạch (gồm: Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065) và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian tới, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Cùng với đó, Thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mục tiêu hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027...

phat-trien-thu-do-ha-noi-tro-thanh-do-thi-hien-dai-thong-minh-dan-dat-va-tao-hieu-ung-lan-toa-lien-ket-vung-do-thi-648d1cdf5c0e1-1030.jpg
Diện mạo Thủ đô thay đổi sau 70 năm giải phóng. Ảnh: ITN

Trong niềm phấn khởi và tự hào hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2024, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.