Dấu ấn Agribank trên các vùng sản xuất lớn

Đức Kiên 26/12/2020 09:05

Là đơn vị dẫn đầu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, tổng dư nợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank luôn chiếm 70% dư nợ nền kinh tế; chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam… Đáng nói, từ nguồn vốn này, nhiều thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành.

Gia tăng giá trị sản phẩm

Ngoài việc bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành ngân hàng trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) còn chủ động nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Nguồn vốn Agribank giúp người dân Sa Đéc phát huy kinh tế làng nghề
Nguồn vốn Agribank giúp người dân Sa Đéc phát huy kinh tế làng nghề

Một trong những yếu tố tạo nên sự bứt phá của huyện miền núi Hàm Yên, Tuyên Quang những năm gần đây chính là nguồn vốn vay của Agribank. Tính đến ngày 31.10.2020, tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh huyện Hàm Yên đạt 890 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay phát triển cây ăn quả 307.062 triệu đồng với 2.542 hộ vay; cho vay chăn nuôi  43.177 triệu đồng, với 666 hộ vay; trồng rừng có 7 hộ cá nhân vay với số tiền 2.175 triệu đồng và 2 pháp nhân số tiền 2.570 triệu đồng. Toàn tỉnh hiện có trên 8.500ha chè, trên 8.600ha cam, trên 5.000ha bưởi, 4.500ha lạc... các vùng sản xuất này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay của Agribank Tuyên Quang. Đặc biệt, nhờ sản xuất tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật và có đủ vốn để chăm sóc, đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu… nên giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng trọt của tỉnh những năm gần đây tăng cao; năm 2020, giá trị sản phẩm bình quân đạt 96 triệu đồng/ha/năm, cao nhất từ trước đến nay, tăng 1,4 lần so với năm 2015. Trong đó, một số cây trồng đạt giá trị cao như cam đạt 197 triệu đồng/ha/năm; bưởi đạt 170 triệu đồng/ha/năm; lạc đạt 131,7 triệu đồng/ha/năm...

Theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ma Thị Thúy, nhiều năm qua, Tuyên Quang luôn xác định lấy nông nghiệp làm gốc là quan điểm, mục tiêu xuyên suốt trong kế hoạch phát triển của mình. Nắm cơ hội này, Agribank Tuyên Quang đã sẵn sàng nguồn vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ để cung ứng cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, đã giúp người trồng cam có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, mở rộng vùng trồng cam, từ đó nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu “Cam sành Hàm Yên”, nhất là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Tại Làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp, nguồn vốn của Agribank cũng đã tiếp sức cho các hộ nông dân bảo vệ và phát triển Làng nghề truyền thống. Hiện, Làng hoa có tổng diện tích trên 600ha với hơn 2.500 chủng loại hoa, kiểng, tập trung chủ yếu ở phường Tân Quy Đông, xã Tân Khánh Đông; phường An Hòa, xã Tân Quy Tây (TP Sa Đéc), với gần 2.300 hộ tham gia sản xuất hoa. Theo thống kê, giá trị sản xuất hoa kiểng năm 2019 của Làng hoa Sa Đéc ước khoảng 1.700 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị sản xuất ngành trồng trọt tại địa phương. Mỗi năm, Làng hoa cung ứng cho thị trường khoảng 3 triệu giỏ hoa và chậu cây kiểng các loại.

Tiếp tục là bệ đỡ của nông dân

Không chỉ dừng lại ở vùng Cam sành Hàm Yên hay Làng hoa Sa Đéc, dấu ấn, hình ảnh của Agribank đã hiện diện khắp các vùng sản xuất lớn trên cả nước. Từ sản xuất lúa gạo, rau hoa quả, cà phê hay nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

Theo Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Đồng Tháp Võ Văn Quốc, hiện tổng dư nợ cho vay trồng hoa kiểng của Agribank đạt trên 300 tỷ đồng, với 1.206 khách hàng còn dư nợ. "Con số này sẽ còn lớn hơn gấp nhiều khi Đề án “Làng Văn hóa Du lịch Sa Đéc” giai đoạn 2019 - 2025 và định hướng đến năm 2030 đi vào  triển khai thực hiện. Do đó, chúng tôi luôn chuẩn bị nguồn vốn, sẵn sàng cung ứng đủ và kịp thời nhu cầu của bà con” - Phó Giám đốc Võ Văn Quốc nói.

Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch Covid-19 cũng như hậu quả của các trận bão lũ ở miền Trung vừa qua không chỉ làm cho nông dân, doanh nghiệp điêu đứng mà Ngân hàng cũng vô cùng vất vả. Từ đầu năm đến nay, Agribank trung ương đã 3 lần giảm lãi suất. Cùng với đó là nhiều phương án hỗ trợ cho khác hàng, nhằm giúp cả đôi bên Ngân hàng và khách hàng sớm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Tính đến cuối tháng 8.2020, dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tại Agribank là 177.962 tỷ đồng, trong đó Agribank thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, phí theo Thông tư 01 là 52.263 tỷ đồng với 17.268 khách hàng. Ngoài ra, Agribank thực hiện cho vay mới đối với các khách hàng ảnh hưởng dịch Covid-19 với doanh số hơn 75.000 tỷ đồng, với gần 22.000 khách hàng; trong đó thực hiện cho vay mới theo chương trình ưu đãi lãi suất (VB 2594) là 40.700 tỷ đồng. Agribank thực hiện hạ lãi suất cho hơn 17.000 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ được hạ là hơn 30.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dù khó khăn đến đâu, Agribank vẫn luôn sát cánh cùng nông dân và doanh nghiệp. Agribank tiếp tục ưu tiên cho vay các đối tượng ưu tiên đặc biệt là cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay theo chuỗi liên kết… Đồng thời, đẩy mạnh phương thức đầu tư cho nông nghiệp nông thôn thông qua tổ vay vốn, vận hành hiệu quả Ngân hàng lưu động, chủ động đầu tư vào nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, góp phần bảo vệ an toàn người tiêu dùng và nâng cao uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam.

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        Dấu ấn Agribank trên các vùng sản xuất lớn
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO