Người ta biết đến Agribank không phải vì ngôi vị nhà đầu tư chủ lực của tam nông, mà trên hết đó là sự gắn kết bền chặt, chung thủy và có trách nhiệm với người nông dân và doanh nghiệp. Chính vì thế, dù là ở đâu, với bất cứ ai, nếu đã từng gắn bó với Agribank thì chắc chắn, họ đều trở thành tri kỷ…
Tôi có may mắn làm việc với Agribank hơn chục năm. Cũng đã sải bước cùng Agribank trên khắp mọi miền của đất nước. Điều đọng lại sau mỗi chuyến đi là sự tận tụy, trách nhiệm và thân thiện của mỗi cán bộ Agribank tôi gặp; sự ngưỡng mộ, tin tưởng và tín nhiệm Agribank của mỗi khách hàng tôi tiếp xúc. Bởi, Agribank không chỉ mang nguồn vốn đến cho người nông dân, doanh nghiệp; giúp họ mặc sức canh tác trên các cánh đồng, tạo ra nhiều giá trị cho bản thân, gia đình, cho nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung; mà các anh chị còn thể hiện tinh thần bác ái, trách nhiệm xã hội đối với những hoàn cảnh khó khăn, những người có công với đất nước và thân nhân của họ.
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phượng với các học sinh Trường Tiểu học và THCS Sín Thầu, MườngNhé, Điện Biên. Ảnh: Đ. Kiên
Cứ mỗi dịp Xuân về, chúng tôi lại được cùng lãnh đạo Agribank trải nghiệm an sinh. Nếu như 2021, chúng tôi cùng đoàn công tác Agribank đến với Sa Thầy, Kon Tum – nơi ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia để động viên bà con, doanh nghiệp cũng như nắm tình hình sau đại dịch; năm 2022, đoàn lại được đi Bắc Hà, Lào Cai để chia sẻ những khó khăn với bà con vùng cao Tây Bắc. Ở đâu, Agribank không chỉ dành tình cảm thăm đối tượng khách hàng của mình hay đối tượng chính sách mà các “địa chỉ đỏ”, các cháu học sinh cũng luôn được ưu ái, quan tâm. Và chỉ mấy ngày trước thôi, tôi và hơn chục phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương đã có mặt tại A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên - nơi ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Trung Quốc cùng Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng và Giám đốc Agribank Chi nhánh Điện Biên Nguyễn Trung Kiên. “Sở dĩ chọn địa danh này là vì năm nay, Điện Biên sẽ đánh dấu 70 năm Ngày Chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; đồng thời, cũng là dịp để Agribank nắm bắt tình hình đầu tư trên địa bàn, nhằm có những chiến lược đầu tư dài hơi, sát thực tế…” – Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phượng nói.
Agribank luôn đồng hành với người nông dân. Ảnh: Agribank
Và tất nhiên, ở A Pa Chải, huyện Mường Nhé hay thành phố Điện Biên, chúng tôi đều được chào đón như người thân xa nhà lâu ngày về thăm!
Điều ấy làm quãng đường xa xôi, ngoằn ngoèo bỗng gần trở lại!
Đến đây, có lẽ cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ với Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng – Bông Hồng thép của Agribank – người phụ nữ Hà Nội thanh lịch, đã truyền cảm hứng cho cá nhân tôi đối với đồng ruộng, cây cỏ, hoa trái, với những người nông dân chất phác… Cảm ơn chị cùng các lãnh đạo Agribank đã luôn hun đúc tình yêu và lòng biết ơn Tổ quốc, các Anh hùng Liệt sĩ cho chúng tôi!
Thực tế thời gian qua, ngành ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng gặp rất nhiều khó khăn nhưng Agribank vẫn tiết giảm chi phí, thắt chặt chi tiêu; và mỗi cá nhân cán bộ, người lao động trong hệ thống vẫn dành những ngày lương của mình để đóng góp vào quỹ an sinh, chia sẻ với đồng bào vùng khó khăn. Đã có hàng nghìn ngôi nhà, trường học, trạm y tế… với tổng giá trị lên tới 1.500 tỷ đồng mọc lên khắp mọi miền đất nước từ những đóng góp nhân văn của Agribank. “Điều ấy khiến chúng tôi hạnh phúc lắm vì việc làm của mình đã giúp bà con vơi bớt khó khăn, lạc quan tin vào ngày mai tươi sáng” – Giám đốc Agribank Điện Biên Nguyễn Trung Kiên chia sẻ.
Và tôi chắc chắn, lời của Giám đốc Nguyễn Trung Kiên rất thật lòng. Bởi, suốt chục năm qua, tôi đã nhiều lần tận mắt chứng kiến cán bộ tín dụng luôn rất vui với niềm vui của bà con nhưng cũng rất lo với nỗi lo của họ!
Năm 2023 vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
* Doanh nghiệp có giá trị thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Tổng tài sản đạt trên 2.043.320 tỷ đồng; nguồn vốn đạt hơn 1,88 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.54 triệu tỷ đồng…
* Triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách; 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và giảm nghèo
- Tổng doanh số cho vay theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP đối với 61 huyện nghèo đạt trên 13 nghìn tỷ đồng, với gần 220 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước từ 14,5% năm 2008 xuống còn 2,93% năm 2023;
- Năm 2011 bắt đầu thí điểm cho vay 11 xã xây dựng NTM; đến nay, nguồn vốn đã chuyển tới 100% các xã trên cả nước với doanh số cho vay trên 4 triệu tỷ đồng, dư nợ hơn 630 nghìn tỷ đồng; với hơn 2,2 triệu khách hàng; dư nợ cho vay 390 tỷ đồng;
- Doanh số cho vay theo Quyết định 63, 65, 68 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đạt hơn 14.400 tỷ đồng, dư nợ 226 tỷ đồng với 1.056 khách hàng;
- Doanh số cho vay phát triển thủy sản, tái canh cà phê đạt gần 1.000 tỷ đồng, dư nợ đạt 136 tỷ đồng; dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 950 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho đóng tàu theo Nghị định số 02/NQ-CP đạt hơn 300 tỷ đồng;
- Tổng dư nợ cho vay hợp tác xã đạt hơn 1.630 tỷ đồng, chiếm 15,5% tổng dư nợ cho vay hợp tác xã toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
* Hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn
- Riêng năm 2023, Agribank đã 8 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay;
- Triển khai 13 chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 200.000 tỷ đồng, cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng...
- Ký Bản ghi nhớ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng thuộc Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao với khoản kinh phí 800 triệu USD. Hợp tác toàn diện với các tập đoàn, Tổng công ty…
Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Khóa XVIII tỉnh Nghệ An đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2025 được phân bổ cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.147.053 triệu đồng.
Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.
Chiều 5.11, Đoàn công tác kiểm tra Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt Chương trình 1719) do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long dẫn đầu đã làm việc tại huyện Con Cuông.
Ngày 9.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam làm trưởng đoàn, đã kiểm tra thực địa và làm việc với UBND thị xã Ninh Hòa về công tác giải phóng mặt bằng tại 2 dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Vân Phong - Nha Trang.
Những ngày đầu tháng 9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây giông lốc mạnh kèm mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền núi. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; hàng trăm hộ dân bị cô lập trong nước lũ; nhiều tuyến đường bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng;… Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các biện pháp ứng phó với mưa lũ đã được địa phương triển khai kịp thời...
Với bối cảnh dòng vốn FDI tại Việt Nam duy trì tăng trưởng tốt nhờ lợi thế các chính sách ưu đãi thuế cùng với việc nhiều doanh nghiệp quốc tế đang dịch chuyển dần ra miền Bắc nhằm tìm kiếm các địa điểm mới cho sản xuất và chuỗi logistics, Nam Định trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư do còn nhiều dư địa dài hạn cho bất động sản công nghiệp với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.
Năm 2023, cùng với khó khăn chung của ngành công nghiệp trong nước, ngành Đồ uống cũng đối mặt với nhiều thách thức khi doanh số và thị phần giảm, giá nguyên vật liệu tăng, cạnh tranh gay gắt... Để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt, phục hồi và phát triển sản xuất, rất cần Nhà nước có các chính sách hỗ trợ kịp thời.
Giữa sự đa dạng, phong phú của các loại nước mắm trên thị trường hiện nay thì Nước mắm sá sùng Vân Đồn của Vanbest vẫn được nhiều người ưu ái lựa chọn bởi hương vị đặc trưng, với bao bì thiết kế trang nhã, sang trọng. Hơn cả một món gia vị, nước mắm sá sùng còn mang ý nghĩa là sản phẩm tinh hoa của người huyện đảo…
Trong hàng loạt ứng dụng ngân hàng số, lần đầu tiên khách hàng được sử dụng một phương thức chuyển tiền không tưởng, bằng giọng nói - VoicePay. Trước đây, công nghệ thú vị này dường như chỉ xuất hiện trong các bộ phim công nghệ tương lai, TPBank đã hiện thực hóa và thiết lập một phong cách giao dịch mới ngay trên ứng dụng TPBank, tiện lợi và đơn giản là “Bạn nói, App chuyển tiền”.
Năm 2023, Bảo hiểm Agribank đã kiến tạo được những tiền đề mạnh mẽ để năm 2024, có thể đương đầu với nhiều thách thức mới, bảo đảm đủ nội lực đề ra những mục tiêu cao hơn, là cơ hội cho Bảo hiểm Agribank nỗ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh, hoàn thành chiến lược phát triển theo Đề án Chiến lược phát triển Bảo hiểm Agribank giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đặt ra cho ngành ngân hàng nói chung và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) nói riêng nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, BHTGVN đã nỗ lực triển khai tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tổ chức. Kiên trì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Là người có thâm niên 40 năm làm việc và giảng dạy trong lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt tâm huyết với lĩnh vực đường sắt đô thị, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Hanoi Metro, TS. Vũ Hồng Trường luôn trăn trở, ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi “lời giải” căn cơ, dài hạn để giải quyết tình trạng quá tải về hạ tầng, ùn tắc giao thông, thiếu hụt nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng... Theo ông Trường, đối với một đô thị có diện tích lớn và đông dân như Thủ đô Hà Nội, chỉ có phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng mới có thể giải quyết căn cơ, hiệu quả vấn đề trên.
Việc hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 với doanh thu ước đạt 55.286 tỷ đồng, cao thứ 2 trong lịch sử hình thành và phát triển trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức đã khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả nền tảng quan trọng đó, Tập đoàn xác định 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024, trong đó có việc đổi mới hoạt động sản xuất theo hướng phát triển sản xuất thông minh, công nghệ thân thiện môi trường; đồng thời, đề xuất nhiều kiến nghị thiết thực, nhất là gỡ "nút thắt" về chính sách thuế.
Năm 2023, toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh chung sức, đồng lòng triển khai và thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng với chủ đề “Quản trị hiệu quả doanh nghiệp số; tiếp tục xây dựng và phát triển lưới điện thông minh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Thời gian qua, công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Những thành quả đó là từ sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành BHXH tỉnh Bình Thuận luôn đoàn kết, gắn bó, nêu cao tinh thần thực thi đạo đức công vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của BHXH Việt Nam, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh Bình Thuận.
Tình cờ, qua một người quen, tôi đã được giới thiệu về cuốn sách “Lặng lẽ một hành trình”. Đây là cuốn sách mới nhất về cựu chiến binh, doanh nhân, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phan Văn Quý - Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương. Cuốn sách do Đại tá, Nhà báo Nguyễn Duy Tường - Tổng Biên tập Báo CCB Việt Nam chắp bút, được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản, phát hành rộng rãi.
Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nhiều công nghệ hàng đầu trong chẩn đoán, điều trị, áp dụng nhiều chính sách thu hút nhân tài, mở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là những chiến lược quan trọng để Hệ thống Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế, với nhiều dấu ấn quan trọng trong năm 2023.
Sau gần 10 năm thành lập, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC không chỉ là đơn vị tiêm chủng uy tín số 1 Việt Nam mà còn đóng góp quan trọng cho sự ổn định, tăng trưởng của ngành tiêm chủng Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine phòng bệnh cho trẻ em và người lớn. Đó là kết quả của những nỗ lực, đổi mới sáng tạo toàn diện, quyết tâm đưa VNVC trở thành hệ thống tiêm chủng dịch vụ chất lượng cao, an toàn, uy tín, hiện đại hàng đầu.
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ ”Sinh viên - những trí thức trẻ trong tương lai - phải là những người làm chủ tri thức, làm chủ khoa học, làm chủ công nghệ”. Thực tế cho thấy, sự phát triển bùng nổ của công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đó là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với lực lượng sinh viên - những người sẽ định hình tương lai gần của đất nước.