'Đất' - ngôn ngữ nghệ thuật mới của họa sĩ Lý Trực Sơn

'Đất' đánh dấu chặng đường 10 năm lao động nghệ thuật miệt mài để tìm kiếm một chất liệu ngôn ngữ mới của họa sĩ Lý Trực Sơn.

Họa sĩ Lý Trực Sơn sinh năm 1949, được biết đến với vai trò là một họa sĩ sơn mài dày dặn kinh nghiệm tại Việt Nam. Ông từng giảng dạy nghệ thuật sơn mài tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, từng có nhiều năm sáng tác nghệ thuật tại châu Âu.

Tranh sơn mài của Lý Trực Sơn lấy đề tài và phong cách tạo hình mang đậm âm hưởng của nghệ thuật dân gian Việt Nam, bao trùm bởi một thứ hoài niệm vừa gần gũi vừa xa vợi, tạo cho người xem một cảm giác văn hóa lịch sử rõ rệt như ở thi ca và văn học.

Mảng tranh trừu tượng trên chất liệu sơn mài và giấy dó của Lý Trực Sơn là sự kết hợp giữa chất liệu, kỹ thuật truyền thống và sự chiêm nghiệm, tư duy siêu hình.

461165352_957666466399935_8780993287116595326_n.jpg

Với triển lãm 'Đất', họa sĩ sẽ trình diện trước công chúng một không gian sáng tạo mới. Giã từ chất liệu sơn mài, sơn ta, ngôn ngữ tạo hình truyền thống đã gắn với tên tuổi của mình, giã từ chất liệu giấy dó vốn gắn với sự linh hoạt di chuyển đã theo ông trong suốt những năm tháng rong ruổi nơi xa xứ, Đất là một cuộc hữu duyên từ chất liệu, không gian, thời gian, ngôn ngữ sáng tác, đến tâm thế và tinh thần nghệ thuật của họa sĩ.

Hơn 70 tác phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này phản ánh suy tư của Lý Trực Sơn về một lối vẽ trừu tượng, một cách tiếp cận văn hóa riêng biệt và hoàn chỉnh.

Thay vì cố gắng cắt nghĩa các tạo hình trong tranh, triển lãm Đất mời gọi người xem bước vào một trạng thái nhập định và chiêm nghiệm về lực hút huyền bí từ vô thức đã chỉ dẫn cho những sáng tạo của nghệ sĩ hay sự hiện hữu vật lý từ cơ thể, chất liệu mà Lý Trực Sơn đã chắt lọc và kiến tạo nên vũ trụ của riêng mình.

Xuyên suốt các tác phẩm của ông, ta thấy sự tiếp thu tinh thần của nghệ thuật phương Tây từ tư tưởng tiền Phục Hưng, cộng hưởng với tinh hoa văn hóa phương Đông trong những họa tiết dân gian, tạo hình thời Lý, Trần và thử nghiệm với những chất liệu tự nhiên nguyên sơ như đất, đá, cát, cây cỏ và các chất liệu tự nhiên khác...

Triển lãm diễn ra từ 29.9 - 17.11, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 25.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Việt Nam đang thúc đẩy công nghiệp văn hóa và quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, cần có các quy định phù hợp. Quản lý phải đi đôi với phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này phát huy vai trò.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Ngày 22.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UN Tourism và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism, từ ngày 9 - 11.12, tại Quảng Nam.