Đặt mục tiêu cao trong công tác giảm nghèo

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cả nước vẫn còn 1,2 triệu hộ nghèo, giảm 1,65% so với năm 2023. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 217/QĐ-BLĐTBXH công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Đây được xem là tiền đề và kim chỉ nam cho công tác giảm nghèo mà Việt Nam đang đi đúng hướng.

Giảm nghèo toàn diện trên phạm vi toàn quốc

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 217/QĐ-BLĐTBXH công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Theo quyết định này, tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo) năm 2024 chung toàn quốc là 4,06%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.258.997 hộ. Như vậy, so với kết quả công bố năm ngoái, tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2024 giảm 1,65% so với năm 2023.

Năm 2025, mục tiêu giảm nghèo cả nước bình quân duy trì giảm 1 - 1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

Năm 2025, mục tiêu giảm nghèo cả nước bình quân duy trì giảm 1 - 1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

Tính theo các vùng, trung du và miền núi phía Bắc vẫn là khu vực có tỷ lệ nghèo đa chiều cao nhất cả nước, với 14,98%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 486.623 hộ. Tiếp đó là vùng Tây Nguyên với tỷ lệ nghèo đa chiều là 9,45%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 152.970 hộ. Đồng bằng sông Hồng xếp vị trí thứ 5, với tỷ lệ nghèo đa chiều là 1,4%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 97.755 hộ. Vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ nghèo đa chiều thấp nhất cả nước, với 0,15%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 7.585 hộ.

Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai hiện còn trên 1.500 hộ nghèo, chiếm 8,37% tổng số hộ; 1.345 hộ cận nghèo, chiếm 7,48% tổng số hộ. Năm 2024, Đảng bộ huyện luôn bám sát chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững từ huyện đến cơ sở; công tác an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả. Nhờ vậy, 100% lượt hộ nghèo và hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội theo nhu cầu để tạo sinh kế, ổn định cuộc sống phát triển sản xuất; 100% hộ nghèo được hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế của huyện đạt trên 95%.

Năm 2024, tổng nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại Võ Nhai đạt trên 290 tỷ đồng; qua đó góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, giúp người dân có sinh kế bền vững, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương. Việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở triển khai quyết liệt, đồng bộ, bảo đảm tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Qua rà soát, ở huyện có 731 hộ nghèo, cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát (trong đó có 628 hộ nghèo, 103 hộ cận nghèo). Trước Tết Ất Tỵ, huyện đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát ở các xã: Phương Giao, Phú Thượng, Lâu Thượng và thị trấn Đình Cả; các xã còn lại bảo đảm hoàn thành trước ngày 30.6.2025...

Đặt quyết tâm cao trong năm 2025

Quyết định số 217/QĐ-BLĐTBXH cho thấy, tính đến cuối năm 2024, có 2 địa phương trong cả nước có tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 0% (gồm tỷ lệ hộ nghèo 0%, tỷ lệ hộ cận nghèo 0%) là TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, có 4 địa phương có tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0% là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Bắc Ninh.

avatar
Năm 2025, mục tiêu giảm nghèo cả nước bình quân duy trì giảm 1 - 1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

Bên cạnh đó, năm 2025, mục tiêu giảm nghèo cả nước bình quân duy trì giảm 1 - 1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm. Để đạt mục tiêu này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa có văn bản vừa gửi các bộ, cơ quan trung ương; UBND các tỉnh, thành phố về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị các đơn vị khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch vốn thực hiện chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.

Đồng thời, rà soát, xác định nhiệm vụ và kinh phí thuộc dự toán ngân sách nhà nước được giao năm 2022, 2023, 2024 thực hiện chương trình được chuyển nguồn sang năm 2025, để tiếp tục thực hiện bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được giao, đúng mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung hỗ trợ theo quy định.

Các địa phương ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, lồng ghép với dự toán ngân sách trung ương; huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện chương trình trên địa bàn và có giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo Thủ tướng Chính phủ giao. Cùng với đó, tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, bảo đảm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Đối với các tỉnh có huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; trong đó đối với các tỉnh có huyện nghèo, cần tổ chức rà soát, đánh giá đối với các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh, trình Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Riêng đối với 16 tỉnh có huyện nghèo được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025, đề nghị rà soát, tập trung triển khai hoàn thành mục tiêu, nội dung trong Kế hoạch thực hiện được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh việc đánh giá kết quả giảm nghèo, cần đặc biệt quan tâm đánh giá thu nhập bình quân đầu người hàng năm, bảo đảm đến năm 2025 thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tăng 1,8 lần so với năm 2020.

Đặc biệt, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh.

Đời sống

Tham gia giải chạy “Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025
Đời sống

Hưởng ứng phong trào tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất

Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang) đã và đang triển khai nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực nhằm tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng chung tay tiết kiệm năng lượng và hưởng ứng giờ trái đất năm 2025. Đặc biệt, cán bộ, nhân viên công ty luôn tiên phong, làm gương trong hành trình hướng tới lối sống xanh.

Hàng trăm ha mía đến thời vụ nhưng vẫn chưa được thu hoạch
Đời sống

UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ nhà máy chậm thu mua mía cho người dân

"Để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên diện tích mía hiện tại cũng như diện tích mía lưu gốc cho năm sau, UBND hyện đề nghị Công ty cổ phần mía đường Sông Con cần đẩy nhanh tiến độ thu mua mía nguyên liệu cho người dân trên địa bàn", văn bản UBND huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) nêu rõ.

Lực lượng chức năng kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng nhập lậu
Đời sống

Hậu kiểm chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Thị trường thực phẩm chức năng ở nước ta ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đang đề xuất bổ sung quy định về tăng cường hậu kiểm để kiểm soát toàn diện chất lượng thực phẩm chức năng vì mục tiêu bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Giám đốc BHXH Khu vực I (Hà Nội) Nguyễn Ngọc Huyến phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Công bố Quyết định công tác cán bộ Bảo hiểm xã hội Khu vực I

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Theo đó, BHXH Khu vực I địa bàn quản lý thành phố Hà Nội, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức của BHXH Khu vực I được tổ chức 9 phòng tham mưu, có 23 BHXH cấp huyện trực thuộc, BHXH liên huyện không tổ chức bộ máy bên trong.

Nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng Lãnh đạo BHXH Việt Nam bổ nhiệm theo cơ cấu, tổ chức mới.
Xã hội

Giảm 723 đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý sau tinh gọn

Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy và chuyển đổi mô hình tổ chức từ ngày 1.3, số lượng đầu mối trong toàn ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã giảm từ 1.470 xuống còn 747 đầu mối đơn vị (giảm 723 đơn vị, tương ứng 49,2%). Cuộc cải tổ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý toàn ngành.

Từ ý tưởng tới hiện thực
Xã hội

Từ ý tưởng tới hiện thực

Mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với Công ty CP Truyền thông quốc tế INCOM để thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác PBGDPL. Cuộc họp đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý, mở ra cơ hội mới giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận pháp luật cho người dân.

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip
Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng, phát triển ngành Điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức ba cuộc thi sáng tác gồm viết, chụp ảnh, video clip. Đây là dịp để ghi nhận, lan tỏa những nỗ lực, đóng góp của ngành Điện miền Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong suốt nửa thế kỷ qua.

Cán bộ Agribank tích cực hưởng ứng tham gia trồng cây tại sự kiện
Đời sống

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”, ngày 14.3.2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp với UBND huyện Mê Linh đã tổ chức chương trình trồng cây xanh. Sự kiện một lần nữa khẳng định sự chung tay, đồng lòng của Agribank với các địa phương nói chung, Mê Linh nói riêng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống cho người dân.

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử
Xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử

Ngày 14.3, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả Cooperatieve Vereniging SNB - React U.A (REACT - Tổ chức quốc tế về chống hàng giả) tổ chức Hội thảo về chống gian lận thương mại, hàng giả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15.3.

 Nữ công nhân viên NPCETC lập hồ sơ công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ảnh: NPC
Đời sống

NPCETC: Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, phát triển

Hướng tới ngày Quốc tế hạnh phúc gắn với các thông thông điệp của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc (NPCETC) luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ công nhân viên, bất kể giới tính, đều có cơ hội phát triển bình đẳng.