Đạo luật E-Sign mang lại tiện ích hiện đại

Bất kỳ người Mỹ nào cũng đều có thể đăng ký vay nợ hoặc mở tài khoản ngân hàng lúc 2 giờ sáng và ở bất cứ đâu. Tiện ích hiện đại này là nhờ Đạo luật E-Sign, được thông qua nhằm thiết lập tính hợp pháp của việc ký kết hợp đồng và tài liệu trực tuyến, hợp lý hóa hoạt động kinh doanh và loại bỏ gánh nặng về giấy tờ cho người tiêu dùng.

Lịch sử của Đạo luật E-Sign

Ngay từ đầu, Đạo luật E-Sign đã được Quốc hội Mỹ ủng hộ đáng kể. Một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất là Spencer Abraham, Thượng nghị sĩ từ Michigan, người tin rằng dự luật sẽ thúc đẩy thương mại điện tử bằng cách loại bỏ lo ngại về tính dễ bị tổn thương của các hợp đồng điện tử. Tại Hạ viện, Hạ nghị sĩ Tom Bliley và Hạ nghị sĩ Anna Eshoo là hai trong số các nhà lập pháp đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến việc củng cố các hợp đồng thương mại điện tử.

Trước đó, một số dự luật liên quan đến thương mại điện tử đã được giới thiệu vào năm 1999. Trong suốt một năm, những dự luật này đã được sửa đổi, mở rộng và cuối cùng là thống nhất. Vào thời điểm Đạo luật E-Sign được Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào ngày 30.6.2000, một số tiểu bang đã thông qua luật liên quan đến lưu trữ hồ sơ điện tử. Tuy nhiên, những gì mà Đạo luật E-Sign đã làm cho quốc gia là thiết lập một mạng lưới thống nhất và an toàn cấp liên bang để bảo đảm rằng các hợp đồng điện tử sẽ hợp pháp cho thương mại giữa các tiểu bang và toàn cầu.

Tính hợp lệ của chữ ký điện tử

Trước khi Đạo luật E-Sign được ký kết, các doanh nghiệp thường phải loay hoay với cách xử lý các giao dịch trực tuyến. Mặc dù nhiều công ty đã chấp nhận chữ ký điện tử, nhưng vẫn có những câu hỏi đặt ra là những chữ ký này sẽ có giá trị như thế nào trước tòa.

Đạo luật E-Sign xác nhận rằng chữ ký điện tử có vị thế pháp lý giống như chữ ký bằng bút trên giấy và hợp đồng hoặc hồ sơ giao dịch có thể không bị từ chối hiệu lực pháp lý hoặc bị phán quyết là không thể thi hành chỉ vì nó ở dạng điện tử. Mười một năm đã trôi qua kể từ khi Đạo luật E-Sign được ký thành luật và nhiều phiên tòa đã hoàn toàn ủng hộ tính toàn vẹn về mặt pháp lý của chữ ký điện tử.

Đạo luật này được áp dụng rộng rãi trong các thỏa thuận hiện có được chuyển giao dưới dạng điện tử trước ngày 1.10.2000, mặc dù tất cả các thỏa thuận được thực hiện sau ngày đó phải tuân theo các nguyên tắc quy định trong Đạo luật E-Sign để được coi là ràng buộc về mặt pháp lý.

Giữ lại tài liệu gốc

Doanh nghiệp phải lưu giữ bằng chứng về các thỏa thuận hợp đồng để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và để làm rõ bất kỳ thắc mắc nào trong tương lai về tính hợp pháp của hợp đồng hoặc chi tiết của các điều khoản cụ thể. Điều này đúng cho dù tài liệu ở định dạng giấy hay điện tử. Một trong những ưu điểm của dịch vụ phần mềm chữ ký điện tử là lưu trữ các thỏa thuận đã thực thi trong một kho lưu trữ trực tuyến an toàn, dễ dàng đáp ứng các yêu cầu lưu giữ. Các nguyên tắc yêu cầu rằng các hồ sơ này vẫn chính xác và có thể truy cập được đối với tất cả các bên liên quan trong một khoảng thời gian được xác định bởi cơ quan nhà nước hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với một loại tài liệu, hợp đồng hoặc giao dịch cụ thể.

Đạo luật E-Sign mang lại tiện ích hiện đại
Nguồn: ITN

Những ngoại lệ đối với Đạo luật E-Sign

Mặc dù Đạo luật E-Sign đã được ca ngợi vì tính toàn diện của nó, nhưng Đạo luật này không áp dụng cho mọi loại văn bản, giấy tờ. Một số loại hợp đồng và tài liệu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Đạo luật E-Sign. Bao gồm: di chúc; thủ tục nhận con nuôi; sắc lệnh ly hôn; một số lĩnh vực nhất định của Bộ luật thương mại thống nhất; lệnh và thông báo của tòa án; các tài liệu chính thức của tòa án; thông báo về việc chấm dứt các dịch vụ tiện ích; thông báo về việc vỡ nợ, tịch thu nhà, tịch thu hoặc trục xuất; việc hủy bỏ quyền lợi bảo hiểm; thu hồi sản phẩm hoặc thông báo về lỗi vật liệu; tài liệu kèm theo việc vận chuyển vật liệu nguy hiểm.

Nghị viện thế giới

Cách công dân tham gia xây dựng pháp luật
Nghị viện thế giới

Cách công dân tham gia xây dựng pháp luật

Trên cơ sở những vấn đề được kiến nghị trong đơn dân nguyện, Ủy ban Dân nguyện có quyền đệ trình yêu cầu về sáng kiến ​​lập pháp kèm theo dự thảo luật có liên quan lên Chủ tịch Thượng viện. Cơ quan này đã và đang tích cực thực hiện quyền đệ trình các sáng kiến lập pháp như một con đường để công dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật.

Chỉ dấu về sự hài lòng của người dân
Nghị viện thế giới

Chỉ dấu về sự hài lòng của người dân

Từ “dân nguyện” (petitions) bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là thỉnh cầu, đề nghị hoặc đòi hỏi. Dân nguyện trong hoạt động nhà nước là kiến nghị của công dân gửi tới một cơ quan công quyền (hành pháp hoặc lập pháp) thường bằng văn bản nhằm đề nghị xem xét lại chính sách trong một dự án luật hoặc một chính sách nào đó chuẩn bị đưa ra nghị viện xem xét. Qua đơn dân nguyện, cơ quan công quyền biết được mức độ hài lòng và đồng tình của người dân đối với luật pháp và chính sách công, để từ đó đưa ra những giải pháp tốt hơn nhằm tăng sự đồng thuận của nhân dân đối với chính quyền.

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025
Quốc tế

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025

Các tổ chức tài chính của Singapore sẽ phải triển khai tính năng phát hiện gian lận theo thời gian thực để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tài khoản của khách hàng bị lừa đảo rút tiền, bắt đầu từ giữa năm 2025. Đây là khuyến nghị quan trọng đã được bổ sung vào Khung trách nhiệm chung (SRF), ​​được Cơ quan Tiền tệ Singapore triển khai vào ngày 16.12.2024, sau quá trình tham vấn công khai kéo dài hai tháng.

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân
Nghị viện thế giới

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Nguồn: caixinglobal.com
Quốc tế

Chế độ giám sát nghiêm ngặt với chế tài mạnh mẽ

Ngành năng lượng, với vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi một nền tảng pháp lý vững chắc. Luật Năng lượng Trung Quốc ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó, với trọng tâm là các quy định về giám sát và trách nhiệm pháp lý. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy tính minh bạch và bảo đảm việc tuân thủ trong toàn ngành.

Nguồn: China Daily
Quốc tế

Xây dựng hệ sinh thái đổi mới về năng lượng

Trước áp lực biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng tăng cao, Trung Quốc coi đổi mới công nghệ năng lượng là chìa khóa cho phát triển bền vững. Việc thúc đẩy công nghệ tiên tiến không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng truyền thống mà còn mở rộng tiềm năng cho năng lượng tái tạo, góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nguồn: jingsun-power.com
Quốc tế

Nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh

Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, được kỳ vọng tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển năng lượng bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh. Trước đó, vào ngày 8.11.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời thể hiện chiến lược và định hướng chính sách năng lượng của quốc gia.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.