Chính sách pháp luật phát triển năng lượng tái tạo

Đánh thức tiềm năng điện mặt trời

Với lợi thế giàu nắng nhưng công nghiệp điện mặt trời của Việt Nam vẫn còn ngủ yên. Nhiều nhà đầu tư, hộ gia đình đang chờ đợi Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời, và làm thế nào để phát triển nguồn năng lượng tái tạo này là câu hỏi lớn…

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào. Theo bản đồ nhiệt năng lượng mặt trời mới nhất mà Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Thúc đẩy phát triển điện mặt trời tại Việt Nam" do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ đưa ra mới đây, cường độ bức xạ nhiệt trung bình ngày của miền Trung và miền Nam ở mức 5kWh/m2, ở miền Bắc ở mức 4,5kWh/m2. Tiềm năng điện mặt trời ở Việt Nam ước tương đương 43,9 tỷ tấn dầu quy đổi. Việc phát triển công nghiệp điện mặt trời ở Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi hiện nay, công nghệ điện mặt trời được nhiều nước phát triển, có giá thành rẻ hơn. Giá điện mặt trời trung bình năm 2010 là 3,5USD/Wp. Đến năm 2015, chỉ còn khoảng 1,5USD/Wp. Hiệu suất pin mặt trời cũng đã tăng đáng kể, hiện vào khoảng 17% - 28%. 

Các cường quốc công nghiệp điện mặt trời như Đức với tổng công suất là 35,65GW, chiếm 5,3% tổng điện năng quốc gia; tổng công suất điện mặt trời của Italy là 18GW, chiếm 9% tổng điện năng cả nước. Tương tự, Trung Quốc (17,7GW; 0,1%); Nhật Bản (11,86GW; 0,8%); Hoa Kỳ (11,42GW; 0,3 %)… (Chuyên gia Trịnh Quang Dũng - Tư vấn quốc gia Dự án điện mặt trời - UNDP Việt Nam).

Điện mặt trời luôn nằm trong mục tiêu ưu tiên của Chính phủ trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng với chất lượng cao, sử dụng nhiều nguồn tái tạo đi đôi với bảo vệ môi trường. Cùng với đó, với đặc thù về địa lý, nước ta có hàng vạn đảo lớn nhỏ có dân cư sinh sống cùng nhiều vùng địa lý cách trở mà chưa kéo điện lưới đến được. Vì vậy, việc phát triển điện mặt trời là giải pháp khả thi nhằm cung cấp điện tại các nơi này, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo chuyên gia Trịnh Quang Dũng (Tư vấn quốc gia Dự án Điện mặt trời của UNDP Việt Nam) hiện nay, giá điện mặt trời ở Việt Nam khoảng 4 - 5 nghìn đồng/kWh. Trong khi đó điện chạy dầu dùng trên các hải đảo có giá thành khoảng 7 nghìn đồng/kWh. So với điện than, điện mặt trời hiện có giá thành sản xuất cao hơn, nhưng nếu so với điện chạy than nhập khẩu, thì giá điện mặt trời có thể cạnh tranh được. Hơn nữa, với việc nhiều quốc gia định hướng phát triển và công nghệ ngày càng tiến bộ, dự đoán tới đây điện mặt trời có thể cạnh tranh với điện sản xuất từ các nguồn truyền thống.

 Khi công nghiệp điện mặt trời mới phát triển, có giá thành gấp 4 - 5 lần giá điện từ các nguồn truyền thống nhưng nhiều quốc gia vẫn đầu tư, khuyến khích phát triển. Đến nay, giá thành điện mặt trời đã giảm và gần tương đương với một số nguồn điện truyền thống, trong tương lai không xa chắc chắn sẽ cạnh tranh được với nguồn điện truyền thống. Vậy thì, hà cớ gì mà chúng ta còn cấn cá mà không ưu tiên, khuyến khích phát triển. Đặc biệt, đây lại là nguồn năng lượng gần như vô tận, năng lượng sạch, bảo đảm cho phát triển bền vững - chuyên gia Trịnh Quang Dũng nhấn mạnh.

Đầu năm nay, Dự án Nhà máy điện mặt trời tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được khánh thành đã tiếp tục nhen nhóm hy vọng phát triển của điện mặt trời. Dự án do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ, có công suất ở mức cao nhất là 36kW, với tổng sản lượng điện ước tính khoảng 51,5MWh/năm, sử dụng công nghệ Tây Ban Nha. Tuy nhiên, dự án này vẫn tiếp tục nối dài danh sách một số dự án điện mặt trời nhỏ lẻ, được sự tài trợ của nước ngoài do một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học tham gia. Còn phía doanh nghiệp, hộ gia đình cơ bản chưa mặn mà với việc đầu tư phát triển điện mặt trời. Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa hình thành ngành công nghiệp điện mặt trời cũng như thị trường điện mặt trời. Bên cạnh nguyên nhân do giá thành sản xuất điện mặt trời còn cao, suất đầu tư lớn, thì việc chưa có cơ chế riêng về giá bán điện cũng như hành lang pháp lý để hình thành thị trường điện mặt trời khiến nhà đầu tư vẫn còn đứng ngoài và chờ đợi…

Theo ông Trịnh Quang Dũng, chính sách ưu tiên phát triển điện mặt trời tại Việt Nam cần tập trung ở 3 quy mô. Thứ nhất là điện mặt trời trên các mái nhà. Theo đó, người dân sẽ đầu tư lắp đặt các hệ thống điện mặt trời, đồng thời kết nối với điện lưới và lắp đồng hồ điện đo đếm hai chiều. EVN sẽ mua điện mặt trời khi người dân không sử dụng hết với giá dự kiến khoảng 15cent/kWh. Đây là nguyên tắc bù trừ năng lượng giữa lượng điện phát và tiêu thụ ở các dự án lắp điện mặt trời trên mái nhà được nhiều quốc gia thực hiện. Thứ hai là tập trung phát triển các dự án điện mặt trời độc lập tại các vùng hải đảo, vùng sâu vùng xa mà việc kéo điện lưới không khả thi. Thứ ba là thu hút đầu tư, phát triển các dự án điện mặt trời quy mô công nghiệp cấp MW. Dự kiến, với đối với những nhà máy dưới 100MW, thì EVN sẽ mua với giá khoảng 12 cent/kWh. Hiện các nhà đầu tư đang sẵn sàng, chỉ chờ chính sách là sẽ triển khai đầu tư với công suất ước tính hàng trăm MW.

Để khuyến khích phát triển điện sử dụng năng lượng mặt trời, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi đầu tư với từng loại dự án về thuế, đất đai; xây dựng bản đồ quy hoạch điện mặt trời khoa học. Về lâu dài, cần có chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện mặt trời, tấm module quang điện, pin mặt trời… trong nước nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Công nghệ và Cuộc sống

Thanh niên bứt phá trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Công nghệ và Cuộc sống

Thanh niên bứt phá trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Theo Báo cáo nghiên cứu Thế hệ trẻ do Hội đồng Anh tại Việt Nam khởi xướng, 86% số người được hỏi lạc quan rằng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ giúp đất nước phát triển tốt hơn, trong đó 75% tin rằng cơ hội việc làm cho người trẻ đang được cải thiện trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, nhiều người trẻ cũng trăn trở về những thách thức khi khởi nghiệp, đặc biệt là đối với nữ giới cũng như các vấn đề phát triển bình đẳng trong giáo dục và việc làm. Đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng Thư ký Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu PGS. TS. TRẦN XUÂN BÁCH với Báo Đại biểu Nhân dân.
Gấp rút chuyển đổi công nghệ xử lý rác
Môi trường

Gấp rút chuyển đổi công nghệ xử lý rác

Đạt ngưỡng 9.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, nhưng phần lớn lượng rác này đang được TP Hồ Chí Minh xử lý bằng biện pháp chôn lấp, gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng môi trường sống của người dân. Để khắc phục, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã xây dựng lộ trình buộc doanh nghiệp đang xử lý chất thải phải chuyển đổi công nghệ xử lý sang hướng đốt rác phát điện.
Thúc đẩy xã hội hóa
Công nghệ

Thúc đẩy xã hội hóa

Những hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng phức tạp ở nước ta đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo, ứng phó. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi nguồn lực lớn, vì vậy cần thúc đẩy xã hội hóa. Đây là ý kiến nêu tại hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức sáng 16.8.
10 dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư tại Techdemo 2019
Khoa học

10 dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư tại Techdemo 2019

Sự kiện Trình diễn, kết nối cung - cầu công nghệ 2019 (Techdemo 2019) đã có 12 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ với tổng giá trị trên 500 tỷ đồng. Có 10 dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư và trao ghi nhớ đầu tư của tỉnh Gia Lai với tổng kinh phí lên đến gần 20 nghìn tỷ đồng.
Năm 2021, đưa dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4 đạt 100%
Chuyên đề Đẩy mạnh cải cách hành chính

Năm 2021, đưa dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4 đạt 100%

Chậm nhất năm 2021, các bộ, ngành và địa phương phải đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) – Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử - Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ trong hội nghị sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 diễn ra ngày 6.7.
Tạo sức mạnh cho doanh nghiệp hội nhập vào thị trường toàn cầu.
Công nghệ

Tạo sức mạnh cho doanh nghiệp hội nhập vào thị trường toàn cầu.

Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhiều yêu cầu khắt khe về chuẩn hóa, số hóa trong sản xuất, kinh doanh. Nhất là khi Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều Hiệp định thương mại tự do quốc tế được ký kết thì việc thông qua những bộ tiêu chuẩn mới về chất lượng hàng hóa sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt dễ dàng hội nhập toàn cầu hơn.
Phải sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Luật trong cuộc sống

Phải sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

(ĐBNDO) - Đóng góp ý kiến về việc cần tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ, tại kỳ họp thứ 10, QH Khóa XIII, ĐBQH Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, vấn đề là phải có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cùng với đó là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Nỗ lực tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo
Môi trường

Nỗ lực tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo

Theo các chuyên gia, mỗi năm, TP Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 22 tỷ kWh điện năng, chiếm khoảng 15% so với cả nước. Do đó, để bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, phát triển năng lượng mặt trời và tiết kiệm năng lượng là hướng đi thành phố nên lựa chọn.
Phát triển năng lượng bền vững đối với chất lượng không khí và sức khoẻ cộng đồng
Môi trường

Phát triển năng lượng bền vững đối với chất lượng không khí và sức khoẻ cộng đồng

Ngày 13.6, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) tổ chức Hội thảo Đồng lợi ích của phát triển năng lượng bền vững đối với chất lượng không khí và sức khoẻ cộng đồng.
Nền tảng Blockchain và những ứng dụng
Công nghệ

Nền tảng Blockchain và những ứng dụng

Nhằm giới thiệu phần mềm công nghệ Bockchain đến với cộng đồng, ngày 7.4.2019 tại Hà Nội, Công ty Vinatimex tổ chức với sự đồng hành của Quỹ ST Foundation đã đồng hành khai mạc sự kiện “The 4th Global Chain-Vietnam Blockchain Day”. Sự kiện được bảo trợ thông tin bởi Truyền hình Quốc Hội và hợp tác truyền thông của Báo Đại biểu Nhân dân và trên 30 cơ quan báo đài khác đến đưa tin về sự kiện.