Quảng Ngãi

Dành nhiều nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Quảng Ngãi đã đạt những kết quả khá toàn diện, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đạt cao hơn bình quân chung của cả nước.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Ngãi hiện có 201.981 người, chiếm 14,1% dân số toàn tỉnh với trên 30 dân tộc thiểu số, cư trú chủ yếu ở miền núi, có vị trí trọng yếu trong quốc phòng và an ninh. Thời gian qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư đúng hướng, công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều đổi thay ở các vùng cao

Theo Ban Dân tộc tỉnh, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn 2020 - 2024, tổng vốn đã bố trí cho các huyện miền núi thực hiện là 1,1 nghìn tỷ đồng; Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bố trí hơn 1,799 nghìn tỷ đồng; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bố trí cho các huyện miền núi hơn 717 tỷ đồng.

Nhờ có nhiều chính sách đầu tư phù hợp nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển
Nhờ có nhiều chính sách đầu tư phù hợp nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển

Đồng thời, áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ về phát triển sản xuất và khoa học, công nghệ như: chính sách giao khoán bảo vệ rừng; chính sách chi tiền dịch vụ môi trường rừng; chính sách khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng rừng bổ sung (thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững); chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo quy định tại Nghị định 116/2016 của Chính phủ… Nhờ đó, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2021 - 2023 đạt hơn 26.000 tỷ đồng. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 27,86%; công nghiệp - xây dựng: 49,65 %; dịch vụ: 22,49%.

Kết cấu hạ tầng ở các huyện miền núi ngày càng phát triển, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bình quân từ năm 2021 - 2023 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện miền núi giảm gần 5%/năm; 100% đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa, cứng hóa; 100% các xã có điện lưới quốc gia; công trình thủy lợi, chợ, công trình cấp nước sinh hoạt, công trình điện từng bước được đầu tư đồng bộ…

Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Đến nay, các huyện miền núi của tỉnh có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 2 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 33 xã đạt 10 - 14 tiêu chí và 16 xã đạt 5 - 9 tiêu chí. Dự kiến cuối năm 2024 có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào được coi trọng. Nhiều lễ hội truyền thống đã được phục dựng; gìn giữ được nhiều mô hình làng, thôn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào cải tạo tập quán lạc hậu được quan tâm, nhiều tập tục lạc hậu dần được loại bỏ và thay đổi phù hợp với điều kiện hiện nay.

Tận dụng 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư, phát triển

Theo báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV - năm 2024, sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu Dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi - lần thứ III năm 2019, cùng với các chương trình, chính sách dân tộc, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh có sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều khởi sắc; tốc độ phát triển kinh tế đạt và vượt chỉ tiêu, tỷ lệ hộ nghèo giảm đạt theo kế hoạch; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp đáp ứng sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân; công tác phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện có hiệu quả; mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được phát triển rộng khắp, cơ sở vật chất và năng lực đào tạo của các trường từng bước được nâng cao, trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nâng lên; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững; hệ thống chính trị ngày càng hoàn thiện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố.

Ông Đặng Ngọc Huy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để tiếp tục đưa Quảng Ngãi phát triển hơn nữa, phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá của cả nước, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 65 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Trong đó, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách, nhất là nguồn lực từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để đầu tư, phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, hai huyện Sơn Tây và Trà Bồng đạt đủ tiêu chí xác định huyện thoát nghèo. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xác định rõ lợi thế phát triển để tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)…

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.