Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023

Đánh giá toàn diện tình hình, đề xuất giải pháp gỡ nút thắt, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 là sự kiện thường niên lớn của Quốc hội, truyền tải thông điệp rất ý nghĩa, là dịp để chúng ta nhìn nhận, đánh giá toàn diện tình hình thế giới và trong nước, những hạn chế, khó khăn, điểm nghẽn, từ đó đề xuất giải pháp thích ứng với bối cảnh mới, tạo các động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Viện trưởng Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN đã chia sẻ như vậy trước thềm Diễn đàn.

Truyền tải thông điệp Quốc hội, Chính phủluôn đồng hành với doanh nghiệp, thực hiện được mục tiêu phục hồi tăng trưởng

- Ngày 19.9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 chính thức khai mạc. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa, vai trò của Diễn đàn năm nay?

- Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 là sự kiện thường niên lớn của Quốc hội, truyền tải thông điệp rất ý nghĩa, đó là nhận diện lại tất cả vấn đề nền kinh tế hiện đang gặp phải, và được thể hiện ngay ở chủ đề: “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.

Như chúng ta đều biết, Việt Nam vừa bước ra khỏi đại dịch Covid - 19 với hệ lụy là đặt kinh tế thế giới vào những biến động lớn, bất ổn, bất an, bất định; mặc dù đã có bước kiểm soát nhưng lạm phát vẫn tăng cao, niềm tin của nhà đầu tư trên thế giới giảm sút. Điều này đồng nghĩa nhu cầu đối với sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh có thể xuất khẩu ra bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh như vậy, thì Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 là dịp để chúng ta nhìn nhận, đánh giá toàn diện tình hình thế giới và trong nước, cụ thể là những hạn chế, khó khăn, điểm nghẽn, từ đó đề xuất giải pháp để thích ứng với bối cảnh mới, tạo các động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.

Tất nhiên một diễn đàn không thể được giải quyết hết các vấn đề đang đặt ra, nhưng tôi cho rằng, những định hướng lớn sẽ được đưa ra thảo luận và sẽ có những giải pháp theo hướng định hướng để giải quyết những vấn đề đang đặt ra. 

Diễn đàn cũng là dịp để chúng ta truyền tải một thông điệp rằng, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước luôn đồng hành với các doanh nghiệp để thực hiện được các mục tiêu phục hồi tăng trưởng và những đứt gãy của thị trường để đạt được các mục tiêu chung đã đề ra trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Với tư cách là một chuyên gia sâu về lĩnh vực kinh tế, ông kỳ vọng gì ở Diễn đàn lần này?

- Tôi mong muốn và tin tưởng, Diễn đàn sẽ có những thảo luận rất sâu sắc về những vấn đề lớn đang đặt ra cho kinh tế-xã hội của đất nước và có thể đưa ra những quan điểm, định hướng có tính dẫn dắt trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Như chúng ta đều biết, kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hiện đang rất khó khăn, mặc dù tăng trưởng đã phục hồi, nhưng còn rất xa so với mục tiêu 6 - 6,5% chúng ta đặt ra. Khó khăn trước mắt rất là lớn. Xuất khẩu hiện cũng đang giảm sút so với giai đoạn trước… Do đó, chúng ta đặt ra vấn đề cần nhận diện rõ những điểm nghẽn hiện nay là gì? Xác định xem khía cạnh nào có thể khai thác được trong bối cảnh thế giới đang phục hồi và còn nhiều vấn đề bất ổn định? Chúng ta sẽ phải làm gì để tận dụng tốt nhất những cơ hội để có thể phục hồi nhanh, đạt được mục tiêu đề ra. Tôi cho rằng, để đạt được mục tiêu năm nay là rất khó, nhưng việc chúng ta cùng nỗ lực, đồng thuận và đưa ra được thông điệp là Nhà nước luôn luôn đồng hành với các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ giúp tạo niềm tin không chỉ cho các nhà đầu tư trong nước mà còn tạo niềm tin với bạn bè quốc tế rằng Việt Nam luôn luôn ổn định và vẫn là nền kinh tế có triển vọng, năng lực, sức sống tốt.

Tăng trưởng xanh - tiền đề thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

- Trong Diễn đàn năm nay, ông sẽ trình bày tham luận về thúc đẩy tăng trưởng xanh để kiến tạo không gian phát triển nhanh, bền vững. Đây dường như là xu thế không thể đảo ngược trong phát triển kinh tế hiện nay, thưa ông?

- Hiện có rất nhiều định nghĩa về tăng trưởng xanh, nhưng nói ngắn gọn, thì đây là một cách thức tăng trưởng mới có tính tới các yếu tố về kinh tế, môi trường và xã hội. Nội dung cốt lõi nhất của tăng trưởng xanh vẫn là bảo đảm tăng trưởng ổn định nhưng phải dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực chống chịu và giải quyết được các vấn đề về xã hội. Tăng trưởng xanh chính là bước tiền đề để thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững.

Việc chúng ta thúc đẩy tăng trưởng xanh chính là xác định con đường đi ngắn nhất, để không phải trải qua giai đoạn “tự tăng trưởng nóng”, sau đó dùng các kết quả về kinh tế đền bù cho những hệ lụy về môi trường đã tạo ra. Đây là con đường giúp chúng ta có thể đi thẳng đến mục tiêu vừa bảo đảm tăng trưởng, đạt được các mục tiêu về phúc lợi, về phát triển kinh tế nhưng không có những hệ lụy về môi trường; đồng thời giải quyết được bài toán về xã hội, như tạo được việc làm mới, tạo sự công bằng, thoát nghèo và làm giàu… Tất cả những vấn đề này rất phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

Mặt khác, trong thực hiện tăng trưởng xanh, chúng ta hàm ý đã thực hiện Chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 được Đại hội XIII của Đảng ta thông qua. Chúng ta phải làm sao vừa đạt được các mục tiêu trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2050 nhưng vẫn bảo đảm các mục tiêu về phát triển bền vững, các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp Việt Nam cũng vậy. Có ý kiến băn khoăn, việc đặt vấn đề về tăng trưởng xanh có phù hợp hay không..., thưa ông?

- Thách thức để thúc đẩy thực hiện tăng trưởng xanh hiện rất lớn, vì đây là một  cuộc thay đổi, có lẽ là “đại phẫu thuật” của một nền kinh tế. Trước đây, khi “tăng trưởng nâu”, chúng ta chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, nhưng đến giai đoạn hiện nay thì bắt đầu đặt ra yêu cầu phải thay đổi tư duy, chuyển từ khối lượng sang chất lượng, chuyển từ thâm dụng tài nguyên, vốn sang thâm dụng khoa học công nghệ, chuyển từ lao động giá rẻ sang lao động có kỹ năng... Đây là những sự thay đổi về chất đòi hỏi chúng ta phải có thay đổi về nhận thức, chủ trương, chính sách, hệ thống bộ máy tổ chức thực hiện đến các điều kiện như nguồn vốn, con người, sự phối hợp, công tác thông tin, tuyên truyền…

Đối với doanh nghiệp, vấn đề lớn nhất hiện nay, theo tôi, trước hết là về nhận thức, để nhận thức đầy đủ được quá trình chuyển đổi này là một quá trình khắc nghiệt, đòi hỏi phải có sự thay đổi tư duy một cách căn bản. Thứ hai, chúng ta cũng phải đối mặt với bài toán rất lớn là công nghệ. Vì chuyển đổi xanh đòi hỏi sản xuất xanh, mà sản xuất xanh thì phải tiết kiệm được tài nguyên, làm sao để ít phát thải, ít gây ô nhiễm môi trường nhất. Thực tế, để chuyển đổi công nghệ là không dễ dàng, thậm chí phải thay đổi hết “từ đầu chí cuối”, từ thiết kế đến những công nghệ mới phải đưa vào. Công cuộc này đòi hỏi rất lớn về nguồn lực. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa, nên chuyển đổi công nghệ là bài toán rất lớn, phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Chúng ta cũng sẽ phải hướng tới một thị trường có các sản phẩm xanh. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của các doanh nghiệp, vì họ là “người chơi” chính trong thị trường xanh này. Và trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay cũng phải tính tới việc sẽ có nhiều thay đổi về chính sách của các quốc gia có quan hệ hợp tác thương mại với chúng ta. Nếu không nhận diện được tình huống thay đổi, cũng chưa nghiên cứu được các yêu cầu, thì chúng ta sẽ khó xâm nhập vào thị trường mới. Vì thế, các doanh nghiệp phải có nhận thức đầy đủ, chuẩn bị về tư duy, thay đổi công nghệ và cách tiếp cận với những thị trường có sự thay đổi mới.

- Với những khó khăn, thách thức như vậy, thì việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với kinh tế nước ta và doanh nghiệp Việt Nam liệu có khả thi, thưa ông?

- Trước đây, nhiều người nghĩ rằng tăng trưởng xanh là một cái gì đấy rất xa vời, đòi hỏi rất cao của những nước đã phát triển, có trình độ về công nghệ, có nguồn lực tài chính, có thể chế hiện đại mới có thể thực hiện được. Thế nhưng, những suy nghĩ như vậy không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay - bên cạnh những thách thức thì cũng mang lại nhiều thuận lợi. Ví dụ xu hướng tận dụng các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ giúp chúng ta có sự thay đổi về công nghệ rất nhanh. Đây chính là cơ hội cho các nước đi sau, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chúng ta cũng có những xu hướng chuyển đổi xanh sau đại dịch Covid - 19, đó là xu hướng phục hồi gắn với công nghệ để chuyển đổi có tính đột phá hơn, chống chịu nhiều hơn. Và, Việt Nam nhận định được là có thể bắt nhịp với xu hướng phục hồi theo hướng số hóa, xanh hóa để có thể bắt kịp xu hướng khách quan nói chung là phải chuyển đổi xanh. Đấy là xu hướng tất yếu, là cơ hội rất lớn. Việt Nam cũng đã có những cam kết khá mạnh mẽ, thể hiện trong COP26, chúng ta đã cùng cộng đồng quốc tế nhất trí đặt các mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, đồng thời cũng có đầy đủ các thể chế, chính sách về tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đã có những kế hoạch hành động, trong đó kế hoạch hành động của kinh tế tuần hoàn đang được khẩn trương xây dựng và sắp hoàn thiện. Như vậy, chúng ta cơ bản đã có khuôn khổ pháp lý, chính sách. Yêu cầu hiện nay là phải làm sao đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện.

Tất nhiên thách thức có nhiều nhưng ít nhất chúng ta có rất nhiều cơ hội để thực hiện. Tôi khẳng định là việc thúc đẩy tăng trưởng xanh là hoàn toàn khả thi trong khuôn khổ của quốc gia cũng như của nền kinh tế và kể cả ở tầm doanh nghiệp. Khả thi ở chỗ nếu chúng ta tuyên truyền, nâng cao nhận thức tốt, thì những “người chơi” chính trong nền kinh tế thị trường là doanh nghiệp sẽ thiết kế ra được các sản phẩm xanh, tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh, tận dụng được cơ hội của các quỹ chuyển đổi công bằng năng lượng và rất nhiều các quỹ khác để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang thiếu vốn, thiếu năng lực công nghệ…; từ đó có thể bắt kịp với quá trình chuyển đổi xanh. Ngoài ra, Nhà nước cũng hoàn toàn có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ về chuyển chuyển giao công nghệ… Đây là thời điểm Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.

- Xin cảm ơn ông!

Thông qua việc tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, chúng tôi kỳ vọng rất lớn sẽ thu hút và tập hợp được chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, đại diện các doanh nghiệp và lãnh đạo chính quyền địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn, tạo động lực đột phá cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Trên cơ sở tập hợp đông đảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, chúng ta sẽ có một bản chắt lọc chất lượng để gửi đến Lãnh đạo Quốc hội, phục vụ trực tiếp cho Kỳ họp Quốc hội sắp tới, để có những quyết sách tối ưu trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Đồng thời, cũng sẽ có một bộ dữ liệu rất phong phú, thể hiện những căn cứ, luận cứ khoa học và thực tiễn xác đáng cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ.

Còn đối với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trên cơ sở kết quả của Diễn đàn, chúng tôi kỳ vọng sẽ có bộ dữ liệu rất sinh động, phong phú, phục vụ cho quá trình cập nhật vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

- Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, GS.TS. Lê Văn Lợi -

Quốc hội và Cử tri

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.