Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Đánh giá toàn diện các rủi ro, bảo đảm chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả, ổn định

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 17.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

pct-nguyenduchai-a2.jpgPhó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Khẩn trương xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử

Thảo luận tại Hội trường, các ĐBQH tán thành cao sự cần thiết ban hành cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như đề xuất của Chính phủ để kịp thời thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Cho biết, điện hạt nhân rẻ, ổn định, ít phát thải và công suất lớn, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) nêu rõ, hiện nay nhiều quốc gia đang điều chỉnh chính sách và có những động thái mới liên quan đến điện hạt nhân nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải carbon; một số quốc gia đang mở rộng chương trình năng lượng hạt nhân, tập trung vào xây dựng và nâng cấp các lò phản ứng hạt nhân để tăng công suất sản xuất điện.

dbqh-duong-khac-mai-dak-nong-1.jpg
Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Sự phát triển đồng loạt trên toàn cầu không chỉ chứng minh cho tầm quan trọng của năng lượng hạt nhân trong giảm phát thải mà càng khẳng định vai trò trong bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Nhấn mạnh điều này, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, với nhu cầu năng lượng ngày càng lớn và tăng nhanh của Việt Nam, việc phát triển điện hạt nhân là một nhu cầu tất yếu, khách quan, hợp quy luật.

Đại biểu Dương Khắc Mai cũng cho rằng, bên cạnh những lợi ích tiềm năng và mặt tích cực, Dự án còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức cần được xem xét cẩn trọng, cụ thể: vấn đề tài chính, công nghệ, an toàn môi trường - xã hội, địa chính trị.

Để Dự án được thực hiện thành công, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện các rủi ro, có sự chuẩn bị về mọi mặt, có chính sách quản lý và giải pháp trước mắt lẫn lâu dài, bảo đảm chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả, ổn định.

dbqh-trinh-thi-tu-anh-lam-dong.jpg
Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án điện hạt nhân đầu tiên của nước ta. ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) đề nghị, cần khẩn trương xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử để tạo hành lang pháp lý trong bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của quốc gia.

"Đây là căn cứ vô cùng quan trọng để ban hành các văn bản quy phạm và hướng dẫn bảo đảm an toàn an ninh hạt nhân, trong đó bao gồm các vấn đề như: thiết kế nhà máy điện hạt nhân; chế tạo, xây dựng, vận hành thử, vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân; quản lý thải phóng xạ; nguyên tắc quốc tế về ứng xử với nhà máy điện hạt nhân", đại biểu Trịnh Thị Tú Anh nhấn mạnh.

Huy động tối đa các nguồn lực

Nhấn mạnh điện hạt nhân là lĩnh vực có công nghệ chuyên sâu, đặc thù, phức tạp trong khi trình độ của nước ta hiện vẫn còn ở mức cơ bản trong lĩnh vực này cũng như nhiều lĩnh vực phụ trợ có liên quan, các đại biểu cho rằng, vấn đề nguồn nhân lực để đáp ứng cho Dự án cũng là một yêu cầu lớn, nếu không bảo đảm thì có thể ảnh hưởng đến kỹ thuật xây dựng và vận hành nhà máy.

Đại biểu Dương Khắc Mai chỉ rõ, dự thảo Nghị quyết chưa đề cập đến cơ chế, chính sách đặc thù đối với nội dung này như đào tạo đội ngũ cán bộ; thu hút, tìm, chọn và giữ nhân tài. "Nếu không có chính sách về nhân lực phù hợp thì sẽ khó triển khai thực hiện và vận hành Dự án trước mắt cũng như dài hạn". Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm, có phương án, giải pháp trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho Dự án, bảo đảm sự chủ động tối đa. Có cơ chế, chính sách huy động tối đa các nguồn lực từ nhân dân, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong nước tham gia vào Dự án, giảm áp lực cho nguồn vốn nhà nước.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị, cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực và đào tạo số lượng nhân lực cho hai tổ máy với chuyên môn về công nghệ hạt nhân, hệ thống điều khiển thiết bị, kỹ thuật điện, cơ chế bảo vệ bức xạ, ứng phó sự cố vật lý neutron thủy nhiệt, quản lý chất thải phóng xạ...; tiếp tục phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu, các kỹ sư, kỹ thuật viên. Đồng thời, cần chú trọng làm tốt công tác truyền thông, hỗ trợ tốt nhất cho người dân vùng có Dự án, tạo sự đồng thuận trong xã hội để người dân có đời sống tốt hơn khi nhường đất xây dựng Dự án.

dbqh-tran-quoc-nam-ninh-thuan.jpg
Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Nam (Ninh Thuận) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Trần Quốc Nam (Ninh Thuận) cho biết, từ khi Nghị quyết số 41/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 25.11.2009 về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đến nay đã hơn 15 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn sẵn sàng tâm thế để thực hiện Dự án. 15 năm qua, nhân dân vùng lõi với khoảng hơn 1.300 hộ/5.000 khẩu đang chờ đợi, sẵn sàng bàn giao mặt bằng, nhà ở, đất sản xuất, sinh kế... cho Nhà nước để triển khai thực hiện Dự án.

Đại biểu Trần Quốc Nam cũng cho biết, nhân dân vùng Dự án có mong muốn, nguyện vọng là nơi ở mới của bà con phải thực sự tốt hơn và tốt nhất có thể, đời sống của bà con nhân dân không phải chỉ hôm nay mà các thế hệ mai sau phải thật sự ổn định, ấm no, hạnh phúc.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng của hai nhà máy phải hoàn thành trong năm 2025 để bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư. Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành ngay các công việc với tinh thần xuyên suốt “việc gì làm được thì làm ngay, không chờ đợi”.

Tại khoản 9, Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định 7 nội dung liên quan đến tỉnh Ninh Thuận. Tỉnh đã đề nghị bổ sung thêm 5 nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, đây là những nội dung rất quan trọng cần phải có để tỉnh thực hiện được ngay công tác giải phóng mặt bằng.

Đại biểu Trần Quốc Nam tin tưởng, việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ thật sự an toàn, thành công, nhân dân tin tưởng tuyệt đối, nhất là bà con vùng Dự án khi di dời sẽ có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, tiếp thêm niềm tin, sự lan tỏa... để triển khai các Dự án tiếp theo.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu

Chiều 18.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Công tác đại biểu. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu các cơ quan của Quốc hội

Chiều 18.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, 100% các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan của Quốc hội. 

Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp
Chính trị

Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể các cơ quan của Quốc hội

Chiều 18.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Sáng nay, 18.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. 

Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều nay, 18.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 99,56% ĐBQH có mặt biểu quyết tán thành
Thời sự Quốc hội

Quốc hội họp về công tác nhân sự, cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Chính phủ, việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội

Sáng nay, 18.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sau khi biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Quốc hội tiến hành họp riêng về: cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); công tác nhân sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Phát huy vai trò của Công ty mẹ - VEC trong đầu tư, quản lý, vận hành đường bộ

Việc bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - VEC để tạo điều kiện cho công ty phát triển bền vững, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động đầu tư, quản lý khai thác, vận hành đường bộ cao tốc, nhằm thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, thực hiện chủ trương đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông và chủ trương phát triển một số tập đoàn nhà nước có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Chiều nay, 17.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 100%. Đây là đạo luật đầu tiên được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này, thể hiện sự đồng thuận rất cao của Quốc hội.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp mang tính quyết định
Thời sự Quốc hội

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp mang tính quyết định

Quan tâm đến chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển khoa học và công nghệ, các ĐBQH cho rằng, đây là vấn đề rất cấp bách, không chỉ giải quyết rào cản nguồn lực, tận dụng tư duy đột phá, chống chảy máu chất xám mà còn có thể phát triển, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp ngày 6.1.2025
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật đến từng gia đình

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tháng 1.2025 có nhiều luật và nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật có hiệu lực, do vậy, các cơ quan cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các kênh Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận, các đoàn thể đến từng hộ gia đình để người dân thấu hiểu và nâng cao ý thức chấp hành.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần cơ chế mạnh, vượt trội để huy động vốn cho đường sắt đô thị

Chiều 15.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các đại biểu nhấn mạnh, rất cần các cơ chế mạnh, vượt trội để huy động vốn nhằm phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước

Cho rằng tính chuyển giao công nghệ khi xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là rất cao, sau khi xây dựng, chúng ta có thể làm chủ công nghệ đường sắt đô thị, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc làm chủ ba lĩnh vực xây dựng cầu, đường, hầm, sản xuất đường ray và đóng toa xe.