KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN CHÍN, QUỐC HỘI KHÓA XV:

Đánh giá kỹ lưỡng các điều kiện bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chiều 14.2, thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Khánh Hòa, Hải Dương, Đồng Tháp, các đại biểu cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên vẫn còn nhiều thách thức, do đó cần tiếp tục tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện để bảo đảm tính khả thi. 

Tại phiên thảo luận, các ĐBQH đồng tình với sự cần thiết ban hành Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; cho rằng, Đề án đã cụ thể hóa nhiều nội dung để tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển các trụ cột tăng trưởng, từ đó tạo cơ sở cho sự phát triển bứt phá trong năm nay và thời gian tới.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) rất đồng tình với quan điểm của Ủy ban Kinh tế cần tiếp tục tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện để bảo đảm tính khả thi của Đề án; bởi chặng đường tiến tới tăng trưởng GDP 8% trở lên vẫn còn nhiều thách thức.

c2.jpg
ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Về chính sách tài khóa và tiền tệ, đại biểu cho rằng, thời gian qua đã có sự điều chỉnh linh hoạt, nhưng đứng trước mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên và tiến tới 2 con số trong những năm tiếp theo cần giải pháp cụ thể hơn. Theo đó, cần đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là đầu tư các lĩnh vực hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ. Thực tế, sẽ phải ưu tiên một lượng ngân sách lớn vào những hoạt động này, nếu chính sách tài khóa không được kiểm soát thì sẽ rất khó khăn và dẫn đến rủi ro.

Đối với thúc đẩy công nghiệp và đầu tư, Việt Nam có tiềm năng và nhiều nguồn hàng hóa, nếu xuất khẩu các sản phẩm tinh sẽ đạt hiệu quả hơn thay vì thô, từ ngành công nghiệp đến nông nghiệp. Do đó, đại biểu đề xuất Chính phủ cần ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo; rà soát chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, vốn cho các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. Lựa chọn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chọn lọc, ưu tiên các dự án công nghệ cao, chuyển giao công nghệ và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.

Đối với thị trường xuất khẩu nông sản, dù Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, nhưng trong đề án cần xác định các mặt hàng chủ lực để tập trung ưu tiên trong năm 2025.

Xác định dịch vụ, du lịch là một trong những nhóm động lực chính trong tăng trưởng của nền kinh tế, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, Chính phủ cần rà soát đẩy mạnh tiêu dùng và du lịch nội địa; có chính sách đồng bộ hơn, khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng trong nước chất lượng cao. Tăng cường quảng bá hạ tầng du lịch, đơn giản hóa các thủ tục, đặc biệt là thủ tục visa để thu hút khách quốc tế.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư mạnh vào hạ tầng viễn thông, dự liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI); quan tâm đến phát triển năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tập trung cải cách nâng cao hiệu quả quản trị, việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền cần gắn với trách nhiệm cụ thể.

"Làm rõ những vấn đề này sẽ bảo đảm tính khả thi của đề án bổ sung mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025", đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn nói.

Liên quan đến Chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, tất cả các đường sắt hiện nay của chúng ta đều vay vốn, khi vay vốn sẽ gắn liền với công nghệ của các dự án. Chính vì vậy, Chính phủ cần làm rõ hơn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hệ thống đường sắt bao gồm đường ray, hệ thống tín hiệu, đầu máy, toa xe sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, các vấn đề liên quan đến quy hoạch đường sắt, tác động của mạng lưới đường sắt với các phương tiện vận tải khác cũng cần được phân tích kỹ lưỡng. Chính phủ cần đánh giá tổng thể hiệu quả của dự án này trong tổng thể hiệu quả của các dự án đường sắt dự kiến sẽ đầu tư; từ phương án tài chính cho đến các tác động trong quá trình vận hành khai thác để giảm thiểu rủi ro về sau.

c1.jpg
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Về mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhấn mạnh, con người là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8%. Do đó, Chính phủ cần có sự quan tâm, sớm ổn định tổ chức biên chế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh không những ở cấp Trung ương mà còn ở cấp địa phương.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh vốn đầu tư công, tiến độ xã hội hóa trong đầu tư. Chính phủ nghiên cứu, báo cáo Quốc hội mở rộng thêm cơ chế chính sách đặc thù cho các thành phố có thu ngân sách cao. Đồng thời, tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp; sớm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, chứng khoán...

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát
Thời sự Quốc hội

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện tháng 2.2025 tại Phiên họp thứ 43 của UBTVQH, có ý kiến đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm đẩy nhanh vốn đầu tư công thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thực tế cho thấy, nhiều nơi phần vốn của địa phương đã giải ngân xong, chỉ chờ phần vốn của Trung ương để tập trung chỉ đạo, kết thúc sớm hơn thời gian quy định và báo cáo Trung ương.

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực
Chính trị

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực

Ngày 14.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc - Hồ Long
Chính trị

Tập trung cao độ, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội

Sau 2,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành 12 nội dung trong chương trình Phiên họp thứ 43. Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 tới. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Marsha Blackburn
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp và làm việc với các Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ

Ngày 13.3 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động nhân chuyến công tác tới Hoa Kỳ dự Khóa họp lần thứ 69 của Ủy ban địa vị phụ nữ của Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc (LHQ), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã có các cuộc gặp với Thượng nghị sỹ Marsha Blackburn và Thượng nghị sỹ Peter Welch.

Có chính sách đủ mạnh để đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao
Thời sự Quốc hội

Có chính sách đủ mạnh để đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao

Chiều 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt

"Phú Yên thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt để giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc hiện nay. Lấy kết quả đầu ra cụ thể của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cùng với sự hài lòng của nhân dân làm tiêu chí đánh giá", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên vừa diễn ra chiều nay. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp Timor-Leste
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp Timor-Leste

Chiều 13.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng đã tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp của Quốc hội Timor-Leste do Chủ nhiệm Ủy ban Patrocino Fernandes dos Reis làm Trưởng đoàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại Lễ công bố
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ Đảng bộ Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Chiều 13.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ của Đảng bộ Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương
Chính trị

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương

Sáng 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Hải Dương cùng một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cán bộ còn trông chờ, ỷ lại, dao động, không tin tưởng, ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cán bộ còn trông chờ, ỷ lại, dao động, ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp

"Cấp cơ sở là rất quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, nếu cán bộ không quyết liệt, quyết tâm, quyết làm, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, dao động, không tin tưởng hay còn ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp. Chúng ta phải mạnh dạn, công tâm, vô tư, khách quan trong sắp xếp bộ máy", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vừa diễn ra.