Đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề tại 26 tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều tỉnh miền núi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần có đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo ở vùng này.

tuyen-1075-5863.jpg
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH: Hải Phòng, Tuyên Quang, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu) sáng 26.10. Ảnh: Đ. Thanh

Tại phiên thảo luận của Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH: Hải Phòng, Tuyên Quang, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu) sáng nay, 26.10, các đại biểu cơ bản thống nhất cao với các báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho rằng, những kết quả đạt được về kinh tế – xã hội trong năm 2024 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư; sự đồng hành giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát thực tế của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ ngành; sự ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Dù vậy, tình hình kinh tế – xã hội 2024 vẫn còn một số khó khăn, thách thức, như các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế đã nêu. Đại biểu đề xuất Chính phủ cần báo cáo đánh giá thêm về chỉ tiêu giảm nghèo.

Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) ước đạt 1,9%, giảm khoảng 1,09% so với năm 2023, đạt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, Chính phủ cần có đánh giá kỹ hơn về tỷ lệ hộ nghèo, giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đánh giá kỹ hơn các hộ thoát nghèo ở vùng này có thực chất không?

Đặc biệt, mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Bắc, trong đó có nhiều tỉnh miền núi vốn có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước, do vậy sẽ tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội và các mục tiêu, chỉ tiêu cùng việc giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024.

Cũng theo đại biểu, việc giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến nay tỷ lệ còn thấp, mặc dù đã được tháo gỡ tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểu Ma Thị Thúy cho rằng, các địa phương cũng đang vướng mắc nhất về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Lý do bởi điều kiện các hộ dân sinh sống chủ yếu ở rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cho nên xã không có quỹ đất để bố trí tái dân cư ở xen ghép.

Đại biểu đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 – 2025, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương khi triển khai.

ba-mai-706-3240.jpg
ĐBQH Âu Thị Mai (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Đ. Thanh

Chia sẻ với ý kiến trên, ĐBQH Âu Thị Mai (Tuyên Quang) bổ sung, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hiện còn khó khăn trong thực hiện một số dự án, nhất là Dự án 5 hiện nay chưa được hỗ trợ để vay vốn ưu đãi làm nhà ở.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ nguồn vay Ngân hàng Chính sách xã hội tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Do đó, các hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều phải có kế hoạch huy động thêm kinh phí từ người thân, họ hàng và cũng không tự chủ động được nguồn kinh phí này, dẫn đến một số trường hợp phải thay đổi kế hoạch từ đăng ký xây mới sang sửa chữa nhà ở.

Đại biểu đề nghị, Chính phủ cần có chính sách tín dụng ưu đãi để làm nhà ở với đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống, thường trú trên địa bàn các huyện nghèo (Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững) từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội như đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cùng với đó, để thực hiện phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chí xác định “nhà tạm, nhà dột nát” và quy định cụ thể đối tượng, định mức hỗ trợ, trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt chi từ nguồn hỗ trợ thực hiện phong trào.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên họp tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Chủ động, dự báo sát hơn yêu cầu lập pháp, tránh phát sinh những lỗ hổng mới

Chiều nay, 26.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)... Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Làm mới động lực tăng trưởng cũ - bộ, ngành phải định hướng thật cụ thể

Thảo luận tại tổ sáng 26.10, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nhất trí phải làm mới động lực tăng trưởng cũ, vậy các cơ quan của Trung ương định hướng việc làm mới này như thế nào? Động lực tăng trưởng mới có phải là kinh tế số, xanh, tuần hoàn, chia sẻ, đổi mới sáng tạo, AI, chip bán dẫn hay không? Cách làm như thế nào? Đây là trách nhiệm của các bộ, ngành phải định hướng thật cụ thể.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), sáng 26.10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quyết liệt tháo gỡ, đẩy nhanh xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), các đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, nhất là giải phóng mặt bằng, từ đó đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo

Sáng 26.10, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo là xu thế lớn và có thể nói là không thể đảo ngược. Vì vậy Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Làm rõ trách nhiệm, giải pháp quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Cho ý kiến về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Tiền Giang, Đắk Nông) đề nghị, cần đánh giá kỹ, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp căn cơ để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới.

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng
Thời sự Quốc hội

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng

Sáng 26.10, các đại biểu Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Làm gì để năm 2024 bứt phá và tăng tốc?
Thời sự Quốc hội

Làm gì để năm 2024 bứt phá và tăng tốc?

Sáng nay, 26.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại Tổ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết... Tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk), các đại biểu nhất trí năm 2024 phải là năm bứt phá và tăng tốc phát triển, nhưng để làm được còn nhiều điểm nghẽn phải tập trung tháo gỡ. 

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ năm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 26; Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới tiếp Đại sứ Italia.

Quang cảnh phiên họp toàn thể của Ủy ban Tài chính - Ngân sách
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 26

Chiều 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã họp phiên toàn thể lần thứ 26, cho ý kiến về 3 dự án Luật: dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15
Chính trị

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15

Chiều tối 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 15, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Việc làm (sửa đổi).