Đánh giá đúng đắn về nỗ lực giải quyết vi phạm IUU

Tranh luận tại phiên họp chiều nay, 4.11 về ý kiến của đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) liên quan đến công tác quản lý nghề cá và hải sản của Việt Nam, đại biểu Phạm Phú Bình (Nghệ An) cho rằng: Mặc dù có một số vi phạm được phản ánh, nhưng quyết tâm chính trị và những nỗ lực từ Trung ương đến địa phương đã và đang được thực hiện mạnh mẽ... nhằm giải quyết dứt điểm các vi phạm liên quan đến IUU. Do đó, cần đánh giá đúng đắn về những nỗ lực này.

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) nêu thực trạng giá hải sản lao dốc, chi phí ra khơi leo thang, tình trạng cạn kiệt ngư trường gây ra nhiều hệ lụy. Nhiều tàu phải nằm bờ, nhiều ngư phủ phải rời biển, nhọc nhằn lên bờ tìm kế mưu sinh; nhiều chủ tàu vỡ nợ, phá sản; an ninh trật tự trên ngư trường ảnh hưởng nghiêm trọng...

Theo đại biểu, việc cạn kiệt ngư trường do ngư dân tăng tần suất đánh bắt bằng những phương thức và công cụ tận diệt; có tình trạng lơ là trong quản lý, bằng chứng là mỗi năm khai thác 3,8 triệu tấn, cao gấp 1,5 lần cho phép. Vì vậy, từ năm 2005 đến nay, nguồn lợi thủy sản của chúng ta đã giảm trên 30%... “Bên cạnh đó, một số chính sách chưa sát với đời sống, điển hình như Nghị định số 37 quy định về chiều dài của con cá ngừ vằn được phép khai thác; hay Nghị định 67 rất nhân văn nhưng chưa ban hành chính sách khoanh nợ; việc chậm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình tàu cá…”, đại biểu Châu Quỳnh Giao nêu dẫn chứng.

041120240227-z5998190377363-8ad2a17aff7d1720502976deab427e38.jpg
Đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) phát biểu. Ảnh: P.T

Đại biểu kiến nghị cần thực hiện nghiêm các giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững, trong đó có tái tạo nguồn lợi thủy sản; phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng chấp pháp trên biển; các cơ quan chức năng ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để ngư dân chấp hành pháp luật và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát để hỗ trợ ngư dân kịp thời khi gặp khó khăn; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương nghiên cứu ban hành những chính sách chuyển đổi nghề cho ngư dân thất nghiệp, như: chính sách về tín dụng ưu đãi, chính sách về chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm trong các nghề du lịch biển đảo, nuôi biển công nghệ cao; tuyên truyền để ngư dân chuyển đổi nhận thức từ tư duy nghề cá truyền thống sang nghề cá trách nhiệm… Cùng đó, tháo gỡ những nghị định còn bất cập, như Nghị định số 37 về kích cỡ cá ngừ vàng, bảo đảm hài hòa giữa sinh kế của người dân và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt; bổ sung chính sách khoanh nợ và một số chính sách khác mà cử tri đã kiến nghị ở Nghị định số 67 và sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên biển, để ngư dân, cộng đồng doanh nghiệp yên tâm vươn khơi bám biển...

041120240330-z5998431094403-93bda2d65a15ff54fa2db483d5a32c92.jpg
Đại biểu Phạm Phú Bình (Nghệ An) tranh luận. Ảnh: N.Đ

Tranh luận về nội dung này, đại biểu Phạm Phú Bình (Nghệ An) cho rằng: Với đường bờ biển dài hơn 3.000km; 28/63 địa phương có biển; gần 1 triệu ngư dân cùng tập quán đánh bắt hải sản quy mô nhỏ, tự phát thì việc xây dựng một tập quán nghề cá bền vững và thực thi tất cả các khuôn khổ pháp lý tiêu chuẩn cao là điều không dễ dàng.

Tuy nhiên, việc chống khai thác IUU đã được Việt Nam xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu ngay từ khi Ủy ban châu Âu đưa ra thẻ vàng.

“Mặc dù đâu đó có một số vi phạm được phản ánh, nhưng điều này cũng thể hiện chúng ta đang thực hiện tốt việc giám sát pháp luật... Quyết tâm chính trị và những nỗ lực từ Trung ương đến địa phương đã và đang được thực hiện mạnh mẽ. Do đó, cần đánh giá đúng đắn về những nỗ lực này”, đại biểu Phạm Phú Bình nhấn mạnh.

Ý kiến đại biểu

Ưu tiên đầu tư các công trình giao thông và thủy lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế
Ý kiến đại biểu

Ưu tiên đầu tư các công trình giao thông và thủy lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế

Thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) kiến nghị sớm đầu tư giai đoạn 2 của hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé; ưu tiên đầu tư hệ thống đê biển...; đồng thời, sớm báo cáo Chính phủ về phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, trong đó có lộ trình cụ thể để triển khai ngay trong giai đoạn 2021 - 2025.

Cần chính sách hỗ trợ người dân sử dụng xe điện
Ý kiến đại biểu

Cần chính sách hỗ trợ người dân sử dụng xe điện

Phát biểu thảo luận tại hội trường chiều nay (4.11) về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) đề nghị Chính phủ quan tâm có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và Nhân dân tham gia đầu tư xây dựng trạm sạc bằng các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế; ưu tiên giá tiền điện ở các trạm sạc xe điện… nhằm lan tỏa, khuyến khích người dân sử dụng xe điện.

Xác định rõ một trong ba đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Ý kiến đại biểu

Xác định rõ một trong ba đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Phát biểu tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) nhất trí với 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng mới.

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) phát biểu thảo luận. Ảnh: Hoàng Quỳnh
Quốc hội và Cử tri

Đề nghị xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại do thiên tai

Đề nghị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước quan tâm các vấn đề: Cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại; bổ sung nguồn lực thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội; hướng dẫn cách thức xác định mức độ thiệt hại xảy ra trên phạm vi rộng, do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng... Đây là ý kiến của ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngày 4.11.

Ưu tiên công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai
Ý kiến đại biểu

Ưu tiên công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai

Đánh giá phòng, chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để bảo đảm phát triển bền vững đất nước, sự yên bình và ổn định của xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) đề xuất, Chính phủ sớm ban hành một nghị định về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ tham gia học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực này.

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa-Vũng Tàu)
Ý kiến đại biểu

Nâng cao năng lực thực thi, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được trao quyền

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Trong năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết sách của Quốc hội, sự điều hành năng động, sáng tạo, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự kiến cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu, tăng trưởng GDP ước đạt 6,8-7%, thu ngân sách nhà nước ước tăng trên 10% - những con số vượt mong đợi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn.

Luật hóa quy định ngân sách nhà nước đóng BHYT cho người dân vùng an toàn khu cách mạng
Quốc hội và Cử tri

Luật hóa quy định ngân sách nhà nước đóng BHYT cho người dân vùng an toàn khu cách mạng

Tham gia thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc kiến nghị, Chính phủ cần quan tâm luật hóa quy định ngân sách nhà nước đóng BHYT đối với người dân sinh sống tại vùng an toàn khu cách mạng (CT229) ngay trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân phát triển kinh tế - xã hội.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh phát biểu ý kiến tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Bố trí đủ nguồn lực khắc phục các khu vực nguy cơ sạt lở cao

Tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay, 4.11 về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh đề nghị bố trí đủ nguồn lực giải quyết dứt điểm trong năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 đối với các khu vực nguy cơ sạt lở cao đã được các địa phương rà soát cần phải di chuyển ngay.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không được ban hành đúng thẩm quyền

Phát biểu thảo luận tại hội trường trong phiên họp sáng nay, 4.11 về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân đề nghị Chính phủ chỉ đạo tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh để phân loại, có các biện pháp xử lý, tháo gỡ rào cản trong thể chế về các điều kiện kinh doanh. Trong đó, cần dứt khoát bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không được ban hành đúng thẩm quyền.

Các dự án “trùm mền”, “đắp chiếu” đang lãng phí niềm tin của Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Các dự án “trùm mền”, “đắp chiếu” đang lãng phí niềm tin của Nhân dân

Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng 4.11, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho rằng, các dự án “trùm mền”, công trình “đắp chiếu” không chỉ lãng phí hàng trăm nghìn tỷ đồng, lãng phí nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển… mà còn lãng phí niềm tin của Nhân dân.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bùi Xuân Thống phát biểu ý kiến
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đóng góp nhiều ý kiến thiết thực tại thảo luận tổ

Thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, tâm huyết.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu tại hội trường.
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ cán bộ ở địa phương, cơ sở

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 1.11, ĐBQH Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) nhấn mạnh, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương, cơ sở.  Vì vậy, phải xác định công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, bố trí nhân lực thực hiện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, triển khai sớm để bảo đảm thành công cho chương trình. 

Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế
Quốc hội và Cử tri

Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) kiến nghị, để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh, cần bổ sung trong dự thảo Luật quy định sửa đổi, bổ sung Điều 43 về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT: Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế trong khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT trong phạm vi được hưởng.

 Cân nhắc quy định để người bệnh có bảo hiểm y tế tự đi khám, chữa bệnh
Ý kiến đại biểu

Cân nhắc quy định để người bệnh có bảo hiểm y tế tự đi khám, chữa bệnh

Thảo luận tại hội trường chiều 31.10 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cho rằng, việc quy định người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh (KCB) là phù hợp với nguyện vọng của đông đảo cử tri. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra tâm lý nôn nóng, không an tâm điều trị ở cơ sở KCB ban đầu và cơ bản, dẫn đến nhiều bệnh nhân sẽ chuyển lên tuyến trên để được điều trị, dẫn đến sẽ gây quá tải ở tuyến trên.

Có thêm lực đẩy, TP. Huế có thể phát huy hết những tiềm năng vốn có
Ý kiến đại biểu

Có thêm lực đẩy, TP. Huế có thể phát huy hết những tiềm năng vốn có

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10 về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế mà không một nơi nào có được bởi vừa là cố đô vừa là trung tâm của miền Trung ruột thịt cùng nét đặc trưng riêng về văn hoá. Nếu có thêm lực đẩy, TP. Huế hoàn toàn có thể thúc đẩy phát huy hết những tiềm năng vốn có.

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP
Giao thông

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP

Sáng 30.10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Các ĐBQH cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.