Đảng ta là một đảng cách mạng, khoa học và chân chính

Công cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đang ở trong những thời khắc vô cùng quyết liệt để giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị; khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta kiên quyết, kiên trì “chống giặc nội xâm”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trước toàn Đảng và quốc dân, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

Nhận diện rõ các luận điệu sai trái, thù địch

Thời gian qua, nhiều cấp ủy Đảng, đảng viên, cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước vi phạm quy định trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định những điều Đảng viên không được làm và kỷ luật của Đảng, pháp luật nhà nước đã được miễn nhiệm hoặc bị bãi nhiệm chức danh trong Đảng, nhà nước; một số khác bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị truy tố trước pháp luật và tống giam chờ ngày xét xử. Nhiều doanh nhân, cá nhân không chân chính, trục lợi chính sách, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, thao túng thị trường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước và tài sản công dân, gian lận đấu thầu, gian lận thương mại... dẫn đến vi phạm pháp luật cũng bị xử lý nghiêm.

Trước xu thế đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang điên cuồng chống phá, chúng rêu rao các luận điệu xuyên tạc, cho rằng, chống tham nhũng ở Việt Nam là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng phe phái”, “đấu đá nội bộ”; nguyên nhân gây ra tham nhũng chính là do “độc đảng cầm quyền”... Đó là những luận điệu bịa đặt, vô căn cứ, phản khoa học với mưu đồ đen tối, thâm độc, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, chia rẽ dân với Đảng, phá hoại niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ ta.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Hơn lúc nào hết, các tầng lớp nhân dân, nhất là các tổ chức cơ sở đảng và mỗi đảng viên cần tỉnh táo, nhận thức, nhận diện rõ đó là các luận điệu sai trái, thù địch, muốn phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng và thành quả công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng ở nước ta hiện nay. Từ đó, tăng cường niềm tin trong Đảng và nhân dân, kiên quyết bảo vệ Đảng ta - một đảng cách mạng, khoa học và chân chính do Bác Hồ sáng lập và lãnh đạo “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích nào khác.”

Trải qua gần 95 năm đồng hành cùng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, được lịch sử và nhân dân lựa chọn là lực lượng tiên phong đại diện cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc đứng lên lãnh đạo đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xác lập thể chế dân chủ cộng hòa, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, Đảng ta đã trở thành lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là đảng cầm quyền nên không cần tranh giành quyền lực với bất kỳ ai, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ một cách dân chủ, tuân thủ đúng pháp luật chứ không có chuyện “phe phái” “đấu đá” như giọng điệu kẻ xấu lu loa.

Giữ nghiêm kỷ luật, sự đoàn kết nhất trí trong Đảng

Về mặt khoa học và thực tiễn, nền chính trị thế giới cũng không có chứng minh hay kết luận nào nói tham nhũng là do “độc đảng cầm quyền”. Thực tế, chế độ “độc đảng” và tham nhũng không có mối liên hệ trực tiếp hay biện chứng với nhau. Minh chứng cụ thể: năm 2023 Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của 180 quốc gia, vùng lãnh thổ (với thang điểm chỉ mức độ minh bạch, ít tham nhũng nhất là 100 điểm), cho thấy, nhiều nước như: Philippines, Thái Lan, Indonesia, Serbia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Iraq, Campuchia, Myanmar và nhiều nước khác là những nước theo chế độ đa đảng nhưng có mức độ tham nhũng xảy ra khá phổ biến và nghiêm trọng (những nước này chỉ có số điểm từ 20 - 34 điểm và thứ tự trong bảng xếp hạng minh bạch từ ngoài 104 đến 166/180 nước).

Bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2023 của 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo www.transparency.org
Bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2023 của 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo www.transparency.org

Trong khi đó, Singapore (83 điểm, xếp thứ 5/180 nước) gần như là một nước độc đảng cầm quyền nhưng có mức độ tham nhũng ít nhất thế giới; hoặc Trung Quốc (42 điểm, xếp thứ 76/180 nước) cũng là nước độc đảng cầm quyền nhưng bài trừ tham nhũng khá tốt. Đối với Việt Nam, chỉ số nhận thức tham nhũng không ngừng được cải thiện, năm 2023 đạt 41/100 điểm (giảm 1 điểm so 2022), xếp hạng 83/180 nước (giảm 6 bậc so 2022), tăng 10 điểm và tăng 21 bậc so với năm 2015. Ví dụ như thế không có nghĩa là Việt Nam ít tham nhũng, nhưng điều đó cũng chứng tỏ Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã đánh giá tích cực kết quả và xu hướng công tác chống tham nhũng ở nước ta những năm qua.

Đảng ta là một đảng cầm quyền nhưng luôn cầu thị, đề cao phê bình và tự phê bình trong Đảng; phát huy vai trò của nhân dân trong việc phê bình, góp ý xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đảng công khai thừa nhận khi có khuyết điểm, yếu kém để tự sửa chữa, tự đổi mới, tiến bộ. Việc công khai kết quả đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng như trong thời gian vừa qua là nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Đó là cách làm để dân tin, để giữ vững mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

Cũng cần khẳng định lại một điều chắc chắn rằng, công cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ” chính là để giữ nghiêm kỷ luật và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Những cán bộ, đảng viên bị thi hành kỷ luật và xử lý theo pháp luật như vừa qua là tuân thủ theo Điều lệ và các quy định hiện hành của Đảng, theo pháp luật nhà nước, hoàn toàn công khai, minh bạch thông tin, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về kỷ luật Đảng đã chỉ rõ: “Đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc, hai điều đó không thể rời nhau. Kỷ luật nghiêm, để bảo đảm tư tưởng nhất trí và hành động thống nhất của toàn Đảng, toàn dân”. Rõ ràng, không thể có được sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng nếu kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Hơn nữa, lòng dân sẽ không yên, niềm tin sẽ lung lay nếu “giặc nội xâm” và “lũ sâu mọt” cứ nghiễm nhiên hại dân, tàn phá đất nước mà không bị trừng trị đích đáng.

Chủ trương nhất quán của Đảng ta là: trong nội bộ thì mở rộng dân chủ, tự phê bình và phê bình. Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tổ chức của Đảng, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, mọi đảng viên và cán bộ cũng phải trung thực, tin tưởng và triệt để chấp hành chính sách, nghị quyết của Đảng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội thảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - nền tảng cho mọi quyết sách

Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nền tảng cho mọi quyết sách, tại Hội thảo khoa học quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị, cần đẩy mạnh gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, các cơ quan nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai các dự án thí điểm, từ đó rút ra bài học thực tiễn. Xây dựng mạng lưới học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu nhằm phát triển các giải pháp lý luận sáng tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc

Trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch và việc Việt Nam buộc phải cụ thể hóa quy định thành lập “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” theo cam kết quốc tế, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần nâng cao vai trò, sứ mệnh của mình, để người lao động tin tưởng, gắn bó với “mái nhà chung” – nơi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Đây là câu trả lời xác đáng, minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc.

Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn tặng đoàn viên công đoàn. Ảnh: Mỹ Linh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 4: Vững tin trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; là chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Chính trị

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Biểu tình của Công đoàn Đoàn kết tại thành phố Kraków, Ba Lan, tháng 5.1989. Ảnh: Tư liệu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Làm xáo trộn niềm tin, gây mất đoàn kết

Thực chất con bài “Công đoàn độc lập” chỉ là cái vỏ. Mục đích của các thế lực thù địch trong, ngoài nước là làm cho niềm tin của công nhân, người lao động trong nước bị xáo trộn, gây mất đoàn kết để tiến tới mục tiêu xa hơn là tạo ra lực lượng đối lập, sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, gây bất ổn chính trị tiến tới sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những bài viết kêu gọi thành lập công đoàn độc lập đăng tải trên không gian mạng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: “Công đoàn độc lập” – “mũi tiến công số một”

Những năm gần đây, cụm từ “Công đoàn độc lập” được nhắc rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2024, khi biết kế hoạch tổ chức Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ tổ chức, hàng loạt câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này; tổ chức nào và ai là những kẻ đứng sau; thực hiện nhằm mục đích gì trong khi tại Việt Nam có đầy đủ hệ thống công đoàn được pháp luật quy định?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.