Đảng đoàn HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị nghiên cứu phương án bảo tồn công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

Đảng đoàn HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Thường trực Thành ủy Biên Hòa nghiên cứu phương án, giải pháp để bảo tồn công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”.

z5863705342824_28be3d2b1b9f195ec07c9a871b3e0347.jpg
Công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ” đang đứng trước nguy cơ bị giải tỏa để làm đường giao thông

Bí thư Đảng đoàn HĐND tỉnh Đồng Nai Thái Bảo vừa có Công văn số 96-CV/ĐĐHĐND gửi Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Thường trực Thành ủy Biên Hòa về nội dung liên quan đến việc nghiên cứu vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ” thuộc Dự án đường ven sông Đồng Nai.

Theo công văn, những ngày qua, các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương liên tục phản ánh về việc công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ” trăm năm tuổi ở TP. Biên Hòa thuộc Dự án đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) có nguy cơ bị tháo dỡ.

Báo chí đã phản ánh nhiều ý kiến quan tâm của các chuyên gia, kể cả chuyên gia nước ngoài, kiến trúc sư, những người nghiên cứu lịch sử và người dân TP. Biên Hòa. Trong số đó, có kiến nghị chính quyền cần tính toán có phương án bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị văn hóa lịch sử này.

Từ đó, Đảng đoàn HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh và Thường trực Thành ủy Biên Hòa, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu vấn đề trên để tính toán có phương án, giải pháp phù hợp, vừa bảo đảm việc triển khai thực hiện dự án, đồng thời gắn với việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XI.

Cụ thể, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XI về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai nêu rõ: “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa (vật thể và phi vật thể) cùng các giá trị văn hóa khác, tái hiện, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc Đồng Nai, phù hợp với xu thế thời đại”.

z5863705714464_677854b0c17b77b87440f91988dd700c.jpg
Công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

Dự án đường ven sông Đồng Nai dài hơn 5km (từ cầu Hóa An, TP. Biên Hòa đến xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu). Đường được thiết kế rộng 34m, vỉa hè mỗi bên 5m, mặt đường 24m. Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Trong đó, gần 1.340 tỷ đồng dành cho việc xây dựng tuyến đường, phần còn lại dành cho dự án xây kè ven sông.

Trong số hơn 500 hộ dân bị ảnh hưởng, phải di dời một phần hoặc toàn bộ nhà cửa, có biệt thự “100 năm tuổi của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh" (công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”). Biệt phủ trên là của ông Võ Hà Thanh (SN 1876, quê Quảng Ngãi). Ông theo cha vào Biên Hòa từ nhỏ. Ban đầu, từ người làm thuê, ông đã làm chủ đồn điền cao su, hầm khai thác đá lớn của Biên Hòa, thành Đốc phủ sứ.

Biệt thự “nhà lầu ông Phủ” được xây năm 1922, hoàn thành năm 1924 với kiến trúc Pháp và nhiều vật liệu từ Pháp đưa qua. Cơ quan chức năng TP Biên Hòa định giá bồi thường ngôi biệt thự cổ này số tiền 5,4 tỷ đồng.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).