ĐỒNG NAI XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI, NÔNG THÔN HIỆN ĐẠI

Dân vận khéo góp phần phát triển “tam nông”

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung tay thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó không ngừng nâng cao đời sống của người dân và tạo diện mạo phát triển mới cho địa phương.

Phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân

Với sự chung tay góp sức của người dân, phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân, lũy kế đến nay toàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục duy trì 106/120 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 30/120 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 57 khu dân cư kiểu mẫu và 1 huyện hoàn thành NTM nâng cao. Đặc biệt, huyện Xuân Lộc là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn huyện NTM nâng cao. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 60% số xã đạt NTM nâng cao, 8% số xã đạt NTM kiểu mẫu.

Công tác dân vận và phong trào thi đua dân vận khéo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, sâu rộng, thực sự đi vào đời sống nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Phong trào thi đua dân vận khéo đã huy động lực lượng, nguồn lực để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đề ra.

anh-bai-1-482.jpg
Công tác dân vận và phong trào thi đua dân vận khéo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được đông đảo người dân hưởng ứng. Nguồn: ITN

Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai Phạm Thị Kim Chung cho biết, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng, duy trì hơn 15.000 mô hình với hơn 6.000 tập thể và hơn 8.000 cá nhân thực hiện dân vận khéo trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cũng như trong xây dựng nông thôn mới.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động

Tại địa bàn huyện Thống Nhất, hiện nay có 155 mô hình dân vận khéo lồng ghép các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng chính trị trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng NTM nâng cao. Toàn huyện có 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Ban Dân vận huyện Thống Nhất cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã đã sâu sát với nhân dân. Phong trào thi đua dân vận khéo đã đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân. Từ đó, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy, nhiều ý kiến, kiến nghị, đề xuất và những bức xúc của nhân dân đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ghi nhận, tiếp thu và giải quyết kịp thời; tạo sự đồng thuận để nhân dân thi đua phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện hiệu quả các chương trình hành động tại địa phương.

Trong giai đoạn 2020 - 2023, tại huyện Thống Nhất đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình thông qua các mô hình dân vận cụ thể trên từng lĩnh vực khác nhau như: vận động hội viên, nông dân chăn nuôi theo mô hình VietGAP, mô hình vận động thành lập Câu lạc bộ Năng suất cao, Tổ hợp tác, Hợp tác xã của Hội Nông dân xã Gia Kiệm, xã Hưng Lộc, xã Gia Tân 1, xã Gia Tân 3; mô hình mô hình khu dân cư xanh - sạch - đẹp - sáng đèn đường của xã Gia Tân 2, xã Hưng Lộc và xã Bàu Hàm 2; mô hình xóm đạo bình yên của 5 xã Kiệm Tân; mô hình mỗi gia đình trồng và chăm sóc cây xanh của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội...

Thông qua công tác dân vận, với sự đóng góp của toàn thể nhân dân đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội nông thôn. Qua mô hình dân vận khéo trong xây dựng NTM, toàn tỉnh đã vận động nhân dân hiến 5.000m2 đất mở đường. Về cá nhân, đã có không ít người dân đã hiến cả nghìn mét vuông đất, hy sinh quyền lợi cá nhân, gia đình cho cộng đồng, cùng lan tỏa mạnh mẽ phòng trào xây dựng NTM. Đơn cử có thể kể đến một số cá nhân điển hình như ông Nông Văn Tin (huyện Cẩm Mỹ) hiến 500m2 đất để làm đường giao thông nông thôn; ông Chềnh Cún Pẩu (huyện Định Quán) hiến 1.000m2 đất để xây dựng nhà văn hóa ấp…

Công tác dân vận khéo đã huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, toàn xã hội cùng tham gia. Điển hình như mô hình “Những con đường 2 ngàn đồng” của TP. Long Khánh đến nay đã nhận được tổng số tiền hơn 9,4 tỷ đồng để làm mới, sửa chữa, bê tông hóa 27 tuyến đường giao thông nông thôn.

Đời sống

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho người lao động, học sinh trên địa bàn tỉnh.
Đời sống

Tuyên Quang huy động toàn lực cho công tác giảm nghèo

Tại Tuyên Quang, những chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo. Công tác đào tạo nghề, tuyên truyền về giảm nghèo đã từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí nỗ lực vươn lên của mỗi hộ nghèo.

Năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 49.000 tỷ đồng.
Đời sống

Chung sức, đồng lòng cụ thể hóa Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động mọi nguồn lực, tập trung nâng cao kết cấu hạ tầng, thu nhập người dân nông thôn cũng như tạo độ bao phủ cao về dịch vụ, nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần cho người dân.

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024
Xã hội

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024, bảo đảm quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), thời gian qua, BHXH tỉnh Phú Yên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy các bài học kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hay; linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng ứng phó kịp thời trước các khó khăn, thách thức mới.

Đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ (Ảnh: Thế Hùng)
Đời sống

Phú Thọ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo động lực giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ chú trọng, bám sát đến nguyện vọng của người lao động, nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024
Đời sống

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngày 23.10, Triển lãm Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may - thiết bị và nguyên phụ liệu (HanoiTex & HanoiFabric 2024) đã chính thức khai mạc, tại Hà Nội. Triển lãm lần này thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.

Trẻ nam và nữ đều cần trang bị các kỹ năng tự bảo vệ mình, kiến thức nhận biết hành vi xâm hại. Ảnh: Vân Anh
Xã hội

Hậu quả nặng nề của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Trên thực tế, những vụ xâm phạm tình dục trẻ em đều để lại hậu quả rất nặng nề, không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn cả về mặt tâm lý, khiến các em luôn sống trong sự sợ hãi và ám ảnh, rất khó hòa nhập lại với cộng đồng. Là địa bàn tỉnh miền núi Tây Bắc, tình hình tội phạm xâm hại tình dục ở trẻ em ở Sơn La thời gian qua diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Xã hội

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Buổi lễ trao tặng nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng từ Chùa Ba Vàng vừa được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị xã Đông Triều tổ chức tại nhà ông Nguyễn Viết Thướng - Thương binh hạng 4, nạn nhân chất độc da cam/dioxin (thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều). 

Bác sĩ, Trạm trưởng trạm y tế xã Krông Jing - H’Yên Niê khám bệnh cho đồng bào trên địa bàn.
Xã hội

Bài 1: Nền tảng xây dựng công dân ưu tú

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Quán triệt quan điểm của Đảng, cấp ủy, chính quyền tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện M'Drắk nói riêng luôn quan tâm tới phát triển giáo dục, tạo môi trường học tập công bằng cho tất cả người dân, đặc biệt là những người yếu thế trên địa bàn. Cùng với sự hỗ trợ của các chính sách từ Trung ương tới địa phương, M'Drắk đã trao cơ hội và tạo dựng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nền tảng tri thức, giúp các em vững vàng bước vào đời bằng việc thực hiện tốt Chương trình cho vay học sinh, sinh viên (HSSV).