Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

img-7284.jpg
Phát triển Xanh tại Đan Mạch. Ảnh: Thanh Bình

Tại tọa đàm, các đại biểu tham dự đã được nghe trình bày về các chiến lược và giải pháp thực tiễn trong việc tích hợp hạ tầng xanh và thực hành bền vững vào quy hoạch đô thị, cũng như các dự án cụ thể tại các thành phố lớn trên thế giới đã thành công chuyển đổi mô hình sang xanh hơn, bền vững hơn mà Việt Nam có thể học hỏi.

Thông tin tại Tọa đàm cho biết: Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam dự kiến sẽ vượt 50% vào năm 2030. Khi thế giới chuyển mình hướng đến một tương lai xanh hơn, các thành phố đóng vai trò tiên phong trong việc phát triển các giải pháp sáng tạo để ứng phó với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi đô thị xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu cần thiết để tạo nên những môi trường đô thị đáng sống, khả năng thích ứng tốt và bền vững cho các thế hệ tương lai.

Đan Mạch được biết đến là một trong những quốc gia chú trọng phát triển xanh mạnh mẽ nhất thế giới. Để đạt được những kết quả như vậy là có sự đồng lòng từ chính quyền tới người dân.

Được biết, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1971, Việt Nam và Đan Mạch đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và bền vững. Ngày 1.11.2023, hai Thủ tướng đã cùng tuyên bố thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh (GSP) giữa Việt Nam và Đan Mạch. Việc ký kết GSP đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia và thiết lập một khuôn khổ vững chắc để hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phát thải carbon thấp và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tuần hoàn.

Phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Mette Ekeroth cho biết: “Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh. Hiện nay, trọng tâm quan hệ hợp tác phải được đặt vào quá trình chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và bền vững hơn. An ninh kinh tế cần phải đi đôi với an ninh xã hội và môi trường. Buổi tọa đàm về chuyển đổi đô thị xanh hôm nay hướng đến mục tiêu đảm bảo rằng con người có thể tiếp tục phát triển bền vững và thịnh vượng trong các thành phố của tương lai”.

img-5819.jpg
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thanh Bình

Tại diễn đàn, các diễn giả tại sự kiện là những kiến trúc sư hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi đô thị xanh cùng trao đổi về các chiến lược và động lực thực tế để tích hợp cơ sở hạ tầng xanh và các hoạt động bền vững vào quy hoạch đô thị; Phân tích những trường hợp điển hình từ các thành phố trên khắp thế giới đang chuyển đổi thành công sang mô hình xanh hơn, bền vững hơn mà Việt Nam có thể học hỏi; Cơ hội để các quốc gia hành động - cách các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ có thể hợp tác cùng nhau để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh; Các giải pháp tiên tiến đang định hình tương lai của đô thị bền vững.

Bên lề sự kiện, Ban tổ chức tổ chức trưng bày triển lãm hình ảnh “Hợp tác để xanh hơn,” với các giải pháp xanh của Đan Mạch trong các lĩnh vực năng lượng, quản lý nước, kinh tế tuần hoàn và các thành phố bền vững, đáng sống. Triển lãm ảnh diễn ra đến đến ngày 2.12 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.