Đan Mạch áp thuế phát thải đối với lĩnh vực nông nghiệp

Đan Mạch vừa trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế phát thải carbon đối với lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, từ năm 2030, nông dân Đan Mạch sẽ phải nộp mức thuế hàng năm là 672 krone (tương đương 96 USD) với mỗi con gia súc mà họ sở hữu.

Đan Mạch là nước xuất khẩu thịt lợn và sữa lớn, vì vậy nông nghiệp là nguồn phát thải carbon lớn nhất tại quốc gia này. Cùng với quyết định về thuế phát thải, Đan Mạch cũng sẽ đầu tư 40 tỷ krone (3,7 tỷ USD) cho các biện pháp như trồng rừng và xây dựng vùng ngập nước để đạt các mục tiêu về khí hậu.

Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cho biết, sắp tới, quốc gia này sẽ đầu tư nhiều tỷ USD vào kế hoạch chuyển đổi quy mô lớn nhất với cảnh quan đất nước. Ngành công nghiệp sản xuất sữa nhìn chung ủng hộ quyết định trên, nhưng nông dân nuôi lại có phản ứng ngược lại.

Đan Mạch áp thuế phát thải đối với lĩnh vực nông nghiệp -0
Ảnh: Getty Images

Quyết định được đưa ra chỉ vài tháng sau làn sóng biểu tình của nông dân trên khắp châu Âu nhằm phản đối các quy định về môi trường và tình trạng quan liêu.

Trên thực tế, hệ thống lương thực toàn cầu là một tác nhân lớn góp phần vào cuộc khủng hoảng khí hậu khi chiếm khoảng 1/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính. Trong đó, hoạt động chăn nuôi gia súc chiếm khoảng 12% lượng phát thải toàn cầu vào năm 2015. Một phần của lượng phát thải này đến từ khí metal - một loại khí làm trái đất nóng lên, do bò và một số loại gia súc khác thải ra.

Quốc hội Đan Mạch dự kiến thông qua thuế phát thải trên vào cuối năm nay. Từ năm 2030, mức thuế là 300 krone (43 USD)/tấn phát thải khí tương đương với CO2 từ gia súc, và tăng lên thành 850 krone (107 USD) từ năm 2035. Tuy nhiên, trên thực tế, với mức giảm thuế 60%, nông dân sẽ chỉ phải nộp 120 krone (17 USD)/tấn phát thải từ gia súc từ năm 2030, và tăng lên 300 krone (43 USD) vào năm 2035.

Theo Viện Nghiên cứu môi trường Concito, bò sữa tại Đan Mạch chiếm phần lớn đàn gia súc tại nước này, trung bình thải ra khoảng 5,6 tấn khí CO2 mỗi năm. Theo đó, mức thuế sau giảm sẽ tương đương 96 USD/con bò mỗi năm từ năm 2030 và tăng lên thành 241 USD vào năm 2035. Trong 2 năm đầu tiên, tiền thuế thu được sẽ được dùng để hỗ trợ quá trình dịch chuyển xanh của ngành nông nghiệp và sau đó sẽ được đánh giá lại để dùng cho các mục đích khác.

Nhà kinh tế trưởng của Concito Torsten Hasforth cho biết, mục đích lớn nhất của loại thuế này là để thúc đẩy ngành này tìm kiếm các giải pháp giảm phát thải, qua đó nông dân có thể thay đổi loại nguyên liệu dùng để nuôi bò. Tuy nhiên, tổ chức Bæredygtigt Landbrug đại diện cho nông dân Đan Mạch cho rằng, các biện pháp trên là “một cuộc thử nghiệm đáng sợ”, và họ không tin rằng các biện pháp này có thể giải quyết được vấn đề.

Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.