Đàm phán giai đoạn hai đình trệ, tương lai Gaza vẫn mờ mịt

Giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza đã kết thúc vào ngày 1.3 trong khi các cuộc đàm phán về giai đoạn thứ hai vẫn chưa đạt được tiến triển, mối lo ngại ngày càng tăng rằng nền hòa bình mong manh và khó khăn mới đạt được này có thể lại bị phá vỡ, ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người ở vùng đất ven biển bị bao vây này. Tương lai của người dân Gaza vẫn còn bất định khi có nhiều ý tưởng về quản lý và tái thiết sau chiến tranh nhưng chưa có đề xuất nào được chấp nhận rộng rãi.

Giai đoạn hai khó đoán

Một nguồn tin an ninh Ai Cập tiết lộ với Tân Hoa Xã rằng trong các cuộc đàm phán đầu tiên ở Cairo, phái đoàn Israel đã đề xuất gia hạn giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn ở Gaza thêm 42 ngày. Điều này có nghĩa là Israel chưa sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo; đồng thời các cuộc đàm phán vẫn chưa giải quyết được giai đoạn thứ hai của thỏa thuận, nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và đảm bảo Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza, nguồn tin cho biết thêm.

Đáp lại, trong một tuyên bố ngày 1.3, lực lượng Hamas ở Palestine nói rằng đề xuất của Israel về việc gia hạn giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza là "không thể chấp nhận được", đồng thời nói thêm rằng các nước trung gian và các quốc gia bảo lãnh có nghĩa vụ buộc lực lượng chiếm đóng tuân thủ thỏa thuận trong các giai đoạn khác nhau.

Người phát ngôn của Hamas, Hazem Qassem, cho biết vẫn chưa có cuộc đàm phán nào với Hamas liên quan đến giai đoạn thứ hai của thỏa thuận, đồng thời cáo buộc Israel "trốn tránh cam kết chấm dứt chiến tranh và rút quân hoàn toàn khỏi Gaza".

Sáng sớm ngày 2.3, Văn phòng Thủ tướng Israel ra tuyên bố rằng Israel đã chấp nhận đề xuất của Hoa Kỳ về lệnh ngừng bắn tạm thời với Hamas ở Gaza trong kỳ nghỉ lễ Ramadan và lễ Vượt qua. Tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu vào 1.3 và kéo dài đến ngày 30.3, trong khi tuần lễ Vượt qua của người Do Thái sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 20.4.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng Israel có thể trở lại chiến đấu nếu họ tin rằng các cuộc đàm phán không hiệu quả, vì giai đoạn 42 ngày đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn giữa các con tin đã hết hạn vào 1.3.

20250302312fae26f5c1414a868fbc5d95072146-xxjidwe007016-20250302-cbmfn0a002.jpg
Người dân Palestine dùng bữa iftar giữa những ngôi nhà bị phá hủy vào ngày đầu tiên của tháng Ramadan 1.3. Ảnh: Tân Hoa Xã

Viện nghiên cứu an ninh quốc gia Israel bình luận, "Israel đã không đạt được các mục tiêu chiến tranh do giới chính trị đặt ra: Không phá hủy hoàn toàn năng lực quân sự và chính phủ của Hamas, và việc thả con tin cho đến nay chỉ là một phần".

Viện Chính sách Cận Đông Washington cho biết thủ tướng Israel coi giai đoạn một của lệnh ngừng bắn là có lợi do các con tin được thả dần, nhưng lại coi giai đoạn hai là một cái bẫy buộc Israel phải rút quân hoàn toàn khỏi Gaza, hạn chế khả năng tấn công Hamas. Điều này ngăn cản Israel bước vào giai đoạn hai của cuộc đàm phán.

Các nhà phân tích nhận định, Thủ tướng Netanyahu cũng đang chịu áp lực từ các thành viên Nội các cực hữu, những người chỉ ủng hộ giai đoạn đầu tiên và yêu cầu đảm bảo rằng Hamas sẽ không còn là mối đe dọa đối với Israel, nếu không họ sẽ rời khỏi liên minh. Sự phản đối của họ đã khiến chính phủ do dự trong việc thúc đẩy đàm phán.

Bất đồng về giải pháp cho Gaza

Trong khi đó, những ý tưởng về giai đoạn tái thiết dải Gaza cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi khác. Mới đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đề xuất di dời người dân Palestine ở Gaza đến các nước láng giềng, tuyên bố rằng những người Gaza đã rời đi sẽ không được phép quay trở lại. Đề xuất này đã gây ra sự phản kháng mạnh mẽ trong khu vực và quốc tế.

Viện Chính sách Đối ngoại Khu vực của Israel gọi các đề xuất của Trump là "một sự pha trộn ý tưởng", lưu ý rằng các đề xuất của Trump "thường được coi là một nỗ lực áp dụng các nguyên tắc kinh doanh vào ngoại giao".

Báo cáo cho biết công chúng Mỹ có thể sẽ phản đối động thái như vậy vì nhu cầu tham gia vào các cuộc xung đột ở nước ngoài của Mỹ đã giảm sút sau những thất bại ở Iraq, Afghanistan và Syria.

Trong khi đó, đề xuất này bị tất cả các quốc gia Ảrập phản đối kịch liệt. Những nước này cho rằng, việc chấp nhận người tị nạn Palestine buộc họ phải hành động chống lại lợi ích của chính họ"; đồng thời phủ nhận điều họ vẫn theo đuổi là giải pháp hai nhà nước, trong đó, người Palestine cần có một nhà nước hợp pháp bên cạnh nhà nước Do Thái.

Đối với người dân Gaza, điều này cũng không thể chấp nhận được. "Israel luôn muốn chấm dứt sự tồn tại của chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ kiên định trên đất của mình. Bất chấp khó khăn, chúng tôi sẽ không rời đi", Sajida Ayesh, một cư dân của Saftawi ở phía bắc Gaza, nói với Tân Hoa Xã.

"Chúng tôi sẽ xây dựng lại những gì người khác đã phá hủy", phụ nữ 29 tuổi, mẹ của ba đứa trẻ nói thêm.

Có nhiều ý tưởng về quản lý và tái thiết sau chiến tranh nhưng chưa có đề xuất nào được chấp nhận rộng rãi. Trong số đó, có đề xuất của lãnh đạo phe đối lập Israel Yair Lapid về việc thành lập một chính quyền do Ai Cập quản lý kéo dài 8 năm ở Gaza. Tuy nhiên, Ai Cập đã kiên quyết bác bỏ đề xuất này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập Tamim Khalaf gọi các đề xuất này là "một nửa giải pháp" chỉ kéo dài các chu kỳ xung đột thay vì đạt được hòa bình lâu dài.

Cuộc khủng hoảng nhân đạo vẫn chưa được cải thiện

Sajida, cũng như nhiều người dân Gaza, đã trải qua một hành trình đau lòng, nhiều lần phải di dời để tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn cho gia đình năm người của cô. "Ở miền Nam Gaza, chúng tôi đã phải chịu đựng nỗi đau khổ, sợ hãi và đói khát khắc nghiệt nhất ... Lời hứa của quân đội Israel sẽ bảo vệ chúng tôi chỉ là một lời nói dối", cô nói.

"Tôi sẽ không lặp lại sai lầm đó. Ngay cả khi có thể chết ở đây, ở miền Bắc Gaza, chúng tôi vẫn sẽ chết trên đất của mình", bà nói thêm.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc vào ngày 4.2, hơn 565.000 sơ tán đã từ miền Nam Gaza trở về nhà của họ ở miền Bắc từ ngày 27.1. Tuy nhiên, những người trở về chỉ thấy cảnh đổ nát hoang tàn. Một báo cáo của LHQ cho thấy 92% nhà cửa ở Gaza đã phá hủy.

Khi Sajida đến bờ biển thành phố Gaza, cô dừng lại để ngắm nhìn những con sóng biển êm đềm. "Thật đáng buồn, mọi thứ đã là bãi bể nương dâu. Ngay cả biển, nơi từng nhắc nhở chúng ta về những giấc mơ của mình, giờ đây cũng rên rỉ cùng chúng ta", cô nói.

Mặc dù lệnh ngừng bắn đã cho phép hàng viện trợ nhân đạo được vào Gaza nhiều hơn, nhưng vẫn không đủ. Hơn 1.500 điểm cấp nước hiện đang hoạt động, nhưng nguồn cung cấp nước chỉ bằng khoảng một phần tư mức trước tháng 10.2023. Trong khi đó, khoảng 350.000 bệnh nhân mắc bệnh mãn tính đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc nghiêm trọng trong khi khoảng 14.000 người, bao gồm 5.000 trẻ em, đang cần sơ tán y tế khẩn cấp, theo báo cáo của LHQ.

Trong khi đó, thiên tai tiếp tục tàn phá nơi đây khi một cơn bão mùa đông tàn khốc đã quét qua Dải Gaza vào đầu tháng 2. "Với mùa đông đang đến gần, gần 1 triệu người Palestine phải di dời vẫn cần được hỗ trợ ngay lập tức", LHQ cho biết.

"Khi chúng tôi trở về, đây không còn là nhà mà chỉ là những tấm vải mỏng che chắn cho chúng tôi. Nhưng bây giờ, ngay cả những thứ đó cũng không còn nữa. Cơn bão đã cướp đi mọi thứ, kể cả hy vọng cuối cùng của chúng tôi", một người dân bày tỏ sự xót xa.

Thế giới 24h

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục
Thế giới 24h

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục

Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 20.3 (giờ Mỹ) yêu cầu đóng cửa Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, một quan chức Nhà Trắng cho biết. Quyết định này nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là giải thể một cơ quan từ lâu đã là mục tiêu của phe bảo thủ.

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế

Ngày 18.3, Hạ viện Đức đã bật đèn xanh cho kế hoạch ngân sách khổng lồ và đột phá của ông Friedrich Merz - người đang có khả năng cao sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức. Kế hoạch này dự kiến tạo ra một quỹ đặc biệt 500 tỷ euro (544 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng; thay đổi toàn diện các quy tắc vay nợ để củng cố quốc phòng và phục hồi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Giới quan sát kỳ vọng kế hoạch trên sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường tài chính châu Âu.

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand
Thế giới 24h

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand

Đó là nhận định của cả giới chuyên gia và báo chí khi chứng kiến những hoạt động tích cực của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon trong chuyến công du Ấn Độ kéo dài từ ngày 17 - 21.3. Chuyến thăm cho thấy, quan hệ hợp tác giữa New Delhi và Wellington vốn bị đánh giá thấp trong lịch sử, hiện đang trở nên nổi bật về mặt chiến lược và ngoại giao.

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào Gaza đã khiến ít nhất 326 người thiệt mạng, các quan chức y tế Palestine cho biết hôm 18.3. Hành động này đã làm sụp đổ lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng với Hamas sau khi Israel tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để giải thoát những con tin còn lại tại dải đất này, Reuters đưa tin.