Đại sứ Hùng Ba: Định vị mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12-13.12.2023. Nhân dịp này, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm.

Chú thích ảnh
Chiều 31.10.2022, tại Đại Lễ đường nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

- Năm 2023 đánh dấu 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước duy trì đà phát triển tích cực. Đại sứ đánh giá thế nào về tiến triển của quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua?

- Trước tiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng là mối quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc rất đặc biệt. Hai nước chúng ta đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo; là hai nước láng giềng hữu nghị, núi sông liền một dải. Có thể nói, hai nước láng giềng có đầy đủ các đặc trưng nêu trên, trên thế giới rất là hiếm thấy.

Nhắc đến mối quan hệ hai Đảng, hai nước Trung Quốc - Việt Nam, chúng ta không thể không nhớ đến mối quan hệ hai Đảng, hai nước Trung Quốc - Việt Nam trong quá khứ. Từ giữa thế kỷ trước, trong suốt quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập cho đất nước và giải phóng dân tộc, hai nước luôn kề vai sát cánh, cùng nhau chiến đấu và ủng hộ lẫn nhau, kết nên tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã có đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng hữu nghị giữa hai nước.

"Mối tình hữu nghị Việt - Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em", là sự thể hiện sinh động nhất đối với quan hệ hai Đảng, hai nước Trung-Việt. Đây cũng là lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo chiến lược của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mối quan hệ hai Đảng, hai nước, mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam không ngừng đạt được tiến triển mới. Đặc biệt là năm ngoái, ngay sau khi Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc thành công, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận lời mời sang thăm Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Trung Quốc và chuyến thăm này đã thành công hết sức tốt đẹp. Đây cũng là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử. Tổng Bí thư hai Đảng đã đạt được nhận thức chung quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ Trung - Việt bước lên tầm cao mới và xác định phương hướng cho sự phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới.

Chú thích ảnh
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tin cậy chính trị giữa hai bên không ngừng đi vào chiều sâu sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Năm nay, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi chiến lược mật thiết.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Trung Quốc dự Diễn đàn Hợp tác quốc tế Vành đai Con đường lần thứ ba. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến Thiên Tân để dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai sang thăm Trung Quốc vào tháng 4.2023.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo đứng đầu địa phương cũng sang thăm Trung Quốc.

Gần đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đã đến thăm Việt Nam và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Dũng đã đến thăm Việt Nam. Ba đồng chí Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh và khu tự trị như Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam (Trung Quốc) lần lượt đến thăm Việt Nam.

Thông qua những cuộc tiếp xúc và trao đổi cấp cao, Lãnh đạo hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến về những nội dung quan trọng, học hỏi, tham vấn lẫn nhau về kinh nghiệm xây dựng Đảng và quản lý đất nước.

Lĩnh vực thương mại và đầu tư có rất nhiều điểm nhấn trong mối quan hệ giữa hai nước.

Việc đi lại và giao lưu hợp tác giữa nhân dân hai nước rất sôi nổi. Sau khi hai bên nới lỏng chính sách phòng, chống dịch, hoạt động đi lại giữa nhân dân hai nước cũng nhanh chóng được khôi phục. 11 tháng năm 2023, số lượng du khách Trung Quốc sang Việt Nam đạt hơn 1,5 triệu người.

Nhìn chung, kể từ năm ngoái, mối quan hệ hai Đảng, hai nước Trung Quốc - Việt Nam đã duy trì đà phát triển hết sức tốt đẹp và mạnh mẽ. Chúng tôi tràn đầy niềm tin đối với sự phát triển và tương lai của quan hệ hai Đảng, hai nước. 

- Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tới Việt Nam có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với quan hệ hai nước, thưa Đại sứ?

- Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 của đồng chí Tập Cận Bình kể từ sau khi kết thúc Đại hội lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11.2012) trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đáp lại chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; là chuyến thăm lẫn nhau lần thứ ba của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng kể từ năm 2015.

Kiên trì sự dẫn dắt chiến lược của Lãnh đạo cấp cao nhất hai Đảng là ưu thế lớn nhất và đảm bảo căn bản đối với sự phát triển quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Về thời điểm diễn ra chuyến thăm, chúng ta phải nhìn nhận ở bối cảnh lớn hiện nay, tức là biến cục trăm năm chưa từng có đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trên thế giới, một số khu vực đang xảy ra chiến tranh và xung đột; tại khu vực Đông Á, hiện trạng hòa bình và phát triển đang duy trì như hiện nay là điều hết sức đáng quý.

Nhìn từ phương diện tình hình nội bộ của hai nước, hiện tại, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của hai nước đang bước vào hành trình mới và giai đoạn phát triển mới. Tôi tin rằng hai Nhà Lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng có rất nhiều ý kiến muốn trao đổi với nhau về nội dung này.

Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là cơ hội rất quan trọng để Lãnh đạo cấp cao hai bên duy trì và tăng cường trao đổi chiến lược cấp cao trong tình hình mới, dựa trên nền tảng vững chắc của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam được tích lũy trong 15 năm, tiếp tục xác định vị thế mới của quan hệ song phương trong thời kỳ mới, xác định hướng đi mới cho sự phát triển tiếp theo, mở ra những triển vọng hợp tác mới giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, đồng thời tạo ra động lực mới cho sự phát triển bền vững của quan hệ Trung - Việt. Vì vậy, có thể nói một cách khái quát là định vị mới, hướng đi mới, động lực mới.

- Đại sứ có thể cho biết trong chuyến thăm lần này, lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ đi sâu trao đổi những nội dung gì và những thỏa thuận quan trọng nào sẽ được ký kết?

- Trước tiên, hai Đảng đều lấy mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, mưu cầu tiến bộ cho nhân loại làm nhiệm vụ quan trọng của mình. Xung quanh hai nội dung quan trọng này, hai bên sẽ thông báo cho nhau những tiến triển mới nhất trong công cuộc phát triển Đảng, Nhà nước của mỗi bên và đi sâu trao đổi làm sâu sắc, nâng tầm hơn nữa mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của hai nước trong thời đại mới. Như tôi đã nêu, hai bên sẽ xác định rõ phương hướng phát triển của mối quan hệ hai nước trong tình hình mới.

Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ đi sâu trao đổi ý kiến về một loạt vấn đề quan trọng, như làm sâu sắc hơn nữa hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế thương mại, giao lưu nhân dân, tăng cường hợp tác ở các cơ chế đa phương.

Dự kiến, hai bên sẽ ký hàng chục văn kiện hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực như hợp tác kênh Đảng, hợp tác giữa các cơ quan và địa phương, an ninh - quốc phòng, tư pháp, truyền thông, kết nối phát triển, kinh tế, thương mại và đầu tư, kinh tế số, phát triển xanh, xuất nhập khẩu hàng nông sản, thủy lợi, hợp tác trên biển... Đồng thời, trong chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Lãnh đạo hai nước sẽ đi sâu trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm. Vì vậy, chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực cũng như thế giới và chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Chú thích ảnh

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

- Lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước thời gian qua luôn duy trì trao đổi mật thiết. Điều này có vai trò quan trọng gì đối với phát triển quan hệ hai nước, thưa Đại sứ?

- Như tôi đã nêu, kiên trì sự dẫn dắt chiến lược của Lãnh đạo cấp cao nhất hai Đảng đối với sự phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Trung - Việt là ưu thế lớn nhất và sự đảm bảo căn bản nhất. Tôi cho rằng, đó cũng là kinh nghiệm rất quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng lành mạnh, ổn định, bền vững trong quan hệ hai nước những năm gần đây.

Có thể nói, mỗi lần trao đổi giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều là sự giao lưu tư tưởng, trao đổi chiến lược quan trọng giữa hai nhà chính trị, nhà lý luận, nhà chiến lược chủ nghĩa Marx vĩ đại đương đại và đều phát huy vai trò định hướng mang tính quyết định đối với sự phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam.

Hai nước chúng ta thường xuyên nói là mối tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông xây dựng và vun đắp là tài sản chung quý báu của hai nước chúng ta. Tôi cho rằng, mối quan hệ hữu nghị nồng thắm giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước. Hai bên đều rất mong chờ chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này.

- Xin Đại sứ cho biết ý kiến về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam -Trung Quốc; về những biện pháp tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc, cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên?

- Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc đang tích cực mở rộng nhập khẩu nông sản, đặc biệt là trái cây, từ Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số nhập siêu đã giảm 24,8 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong ASEAN, Việt Nam là nước duy nhất duy trì tăng trưởng trong xuất khẩu sang Trung Quốc. Trung Quốc là một trong số ít thị trường xuất khẩu của Việt Nam duy trì mức tăng trưởng dương.

Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng nông sản, đặc biệt là trái cây Việt Nam. Trong 3 quý năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam là tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tháng của năm nay, kim ngạch nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam đạt 1,95 tỷ USD.

Đầu năm, Việt Nam đặt ra mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sầu riêng sang Trung Quốc trong 2023, lúc đó tôi đã nói đến chắc chắn sẽ vượt qua con số này, thậm chí là gấp đôi và hiện tại đã gấp 2 lần, dù chưa hết năm. Gần đây, tôi gặp nhiều phái đoàn, du khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam, họ đều nói rằng sầu riêng Việt Nam rất ngon, giá phù hợp và rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Ngoài ra, dừa tươi của Việt Nam cũng rất có triển vọng. Trung Quốc đang đẩy nhanh các thủ tục cũng như tham vấn trình tự kiểm kiểm dịch dừa tươi. Tiềm năng của mặt hàng này rất lớn.

Trung Quốc và Việt Nam đều là những nền kinh tế đang phát triển và dựa vào xuất khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam, tính theo số liệu năm ngoái gần gấp đôi quy mô GDP. Vì vậy, đối với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, việc có được môi trường thương mại quốc tế tự do rộng mở và ổn định hết sức quan trọng.

-Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Theo dòng sự kiện

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội", lãnh đạo bộ, ngành, tập đoàn và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả Quốc hội và các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội cần quyết liệt, khẩn trương và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Quốc hội số - nhiệm vụ không thể chậm trễ!

“Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.