Đại sứ Australia tại Việt Nam thăm và chia sẻ cùng giảng viên, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân

Ngày 22.10, ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam đã tới thăm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và có bài chia sẻ về chủ đề: “Chiến lược kinh tế trong bối cảnh ASEAN và quan hệ Việt Nam - Australia: Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế”.

GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã vui mừng chào đón ngài Andrew Goledzinowski cùng Đoàn công tác Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đến thăm và có buổi nói chuyện với giảng viên, sinh viên nhà trường.

Giáo sư Phạm Hồng Chương chia sẻ, nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong giáo dục, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn dành ưu tiên cao cho việc mở rộng hợp tác học thuật với các đối tác được đánh giá cao trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tự hào là một trong những trường đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

dsc-1126-copy-1180-8681.jpg
Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam cùng GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

GS.TS Phạm Hồng Chương tin tưởng, sự kiện này sẽ góp phần gắn bó hơn nữa tình hữu nghị giữa Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại sứ quán, cũng như giữa hai quốc gia Australia - Việt Nam trong tương lai, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ phía Đại sứ quán trong việc tìm kiếm những cơ hội hợp tác, phát triển giáo dục trong tương lai.

Trong bài chia sẻ của mình với giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam nhắc tới hiệu suất kinh tế đáng kinh ngạc mà Việt Nam đã thể hiện, đặc biệt trong 40 năm qua. Năm 1986, lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra quyết định rất táo bạo và dũng cảm là giới thiệu mô hình Đổi mới. Đó là một bước ngoặt lớn, nhưng là bước đi đúng đắn và lịch sử đã chứng minh điều đó.

“Sau đổi mới, Việt Nam vượt qua mọi quốc gia khác trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đó là vì Đổi mới đã giải phóng sức mạnh của người Việt Nam”, ngài Đại sứ nhìn nhận.

dsc-1197-copy-1924-5955.jpg
Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam chia sẻ về chủ đề: “Chiến lược kinh tế trong bối cảnh ASEAN và quan hệ Việt Nam - Australia: Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế”

Theo Đại sứ Andrew Goledzinowski, điều thực sự hiệu quả đối với Việt Nam trong quá khứ là sản xuất. Việt Nam đã trở thành một cường quốc sản xuất. Đó là chính sách đúng đắn vào thời điểm sản xuất là chìa khóa thành công kinh tế. Đó cũng là cách Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore trở nên giàu có. Tuy nhiên, sản xuất không nhất thiết là tương lai.

“Không nhiều quốc gia đã thực hiện bước nhảy từ thu nhập trung bình lên thu nhập cao. Đó là lý do tại sao nó được gọi là đường đua thu nhập trung bình. Việt Nam có một cơ hội thực sự để thoát khỏi đường đua thu nhập trung bình và làm những gì chỉ một số ít quốc gia khác đã làm. Nhưng để làm được điều đó, Việt Nam cần một nền kinh tế phức tạp hơn chỉ là sản xuất”, ngài Đại sứ nhấn mạnh.

Theo đó, những gì sản xuất đã mang lại cho Việt Nam là rất nhiều việc làm và công việc trả lương khá tốt. Những gì sản xuất chưa làm được là chưa chuyển giao công nghệ, chưa tạo ra phát triển nguồn nhân lực và không làm được nhiều cho cơ sở hạ tầng. Vấn đề cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực cũng là 3 thách thức lớn mà Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính luôn đề cập đến khi nói về khoa học kinh tế.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam cho rằng, một nền kinh tế phức tạp hơn sẽ đưa Việt Nam lên đường cong giá trị và Việt Nam sẽ cần phải số hóa. Việt Nam cần tham gia vào chế biến khoáng sản quan trọng; không chỉ sử dụng sản phẩm cuối cùng mà là toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này yêu cầu các dịch vụ cao cấp.

Một nền kinh tế hiện đại cũng cần có hệ thống quản lý rủi ro hiện đại, ngân hàng hiện đại, thị trường vốn hiện đại, cơ sở hạ tầng hiện đại, bảo hiểm hiện đại; cần có các nhà tư vấn hiểu biết các phương thức quản lý hiện đại về quản trị kinh tế và xã hội cho khu vực tư nhân. Và quan trọng nhất là một hệ thống giáo dục hiện đại, không chỉ là giáo dục đại học mà còn là giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp. Tất cả những điều này đều quan trọng cho tương lai của Việt Nam.

Tại chương trình, các bạn sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tích cực phát biểu và trao đổi cùng ngài Đại sứ về các vấn đề như: Chiến lược hợp tác phát triển kinh tế kỹ thuật số giữa Australia với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam; vấn đề chuyển giao công nghệ mới; tăng cường hợp tác giã các cơ sở giáo dục đại học Australia và Việt Nam,...

dsc-1178-copy-6656-8706.jpg
dsc-1234-copy-3688-6385.jpg
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tích cực phát biểu và trao đổi cùng ngài Đại sứ

Ngài Đại sứ nhìn nhận, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học tốt nhất ở Việt Nam, với các mối quan hệ đối tác hàng đầu.

“Chìa khóa là tiếp tục làm những gì các bạn đang làm, tiếp tục là một trường đại học hàng đầu. Vì khi là một trường đại học hàng đầu và có uy tín, bạn sẽ thu hút được các đối tác tốt. Tôi nghĩ rằng các mối quan hệ đối tác mà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang có rất mạnh mẽ, nhưng chúng có thể được mở rộng thêm, với các trường đại học khác ở Australia”, ngài Đại sứ chia sẻ.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Chấn chỉnh việc thu, chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Chấn chỉnh việc thu, chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và hiệu trưởng các trường (bị phản ánh) tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và người đứng đầu đơn vị để giải trình, phân tích, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể và đề xuất biện pháp xử lý nghiêm.

Vanuatu muốn gửi học sinh, sinh viên sang Việt Nam học tập
Giáo dục

Vanuatu muốn gửi học sinh, sinh viên sang Việt Nam học tập

Bộ GD-ĐT Vanuatu mong muốn tìm hiểu và học hỏi về những lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Việt Nam như nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và y tế. Đồng thời, Vanuatu cũng mong muốn gửi học sinh, sinh viên sang học tập tại Việt Nam.

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.