Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tung chính sách hấp dẫn "chiêu mộ" nhà khoa học xuất sắc

Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân nhận định, con người là yếu tố quan trọng, then chốt, môi trường đại học nếu không có các nhà khoa học xuất sắc thì chưa đúng với tính chất của một đại học.

Thông tin trên được PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết tại tọa đàm giới thiệu “Chương trình VNU350: Thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh” vừa tổ chức.

“Môi trường đại học nếu không có các nhà khoa học xuất sắc thì chưa đúng với tính chất của một đại học

Chương trình VNU350 nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hoá Việt Nam.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trong tương lai sẽ tuyển dụng được 350 nhà khoa học theo Chương trình VNU350. Trong đợt tuyển đầu tiên của năm 2024, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ tuyển dụng 65 người, làm việc tại các đơn vị thành viên và trực thuộc.

Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân thông tin, có 3 nhân tố quan trọng để thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tới làm việc tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Thứ nhất là không gian tự chủ, sáng tạo, hay nói cách khác là “sự trao quyền”. Theo đó, nhà khoa học về công tác tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có cơ hội đứng đầu nhóm nghiên cứu mạnh, giữ vị trí trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm hay trưởng ngành đào tạo mới, được hỗ trợ nguồn lực tài chính để chủ động thực hiện kế hoạch nghiên cứu.

Thứ hai là không gian đóng góp, cống hiến. Đảng và Nhà nước giao cho Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sứ mạng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo giải quyết các nhiệm vụ quốc gia, khu vực và thế giới.

Do đó, các nhà khoa học về làm việc tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có cơ hội làm chủ nhiệm các đề tài, dự án nghiên cứu lớn; mở rộng mạng lưới hợp tác trong và ngoài nước; tham gia đào tạo, hướng dẫn sinh viên xuất sắc, học viên cao học, nghiên cứu sinh để hiện thực hóa khát vọng đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Thứ ba là không gian phát triển và thăng tiến. Các nhà khoa học sẽ xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp như kế hoạch trở thành phó giáo sư, giáo sư, trở thành nhà khoa học đầu ngành, hướng đến các giải thưởng khoa học uy tín trong và ngoài nước. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cam kết đồng hành và hỗ trợ các nhà khoa học trong lộ trình phát triển nghề nghiệp.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Nhiều chính sách tuyển dụng nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành -0
Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân

Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân nhận định, con người là yếu tố quan trọng, then chốt, môi trường đại học nếu không có các nhà khoa học xuất sắc thì chưa đúng với tính chất của một đại học.

PGS.TS Vũ Hải Quân tin rằng, bằng sức mạnh hệ thống giữa các đơn vị thành viên và trực thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Chương trình VNU350 sẽ chiêu mộ được nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành.

Nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn

Theo Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân, để tham gia ứng tuyển chương trình VNU350, các ứng viên cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như: có trình độ tiến sĩ; có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập; có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Nhà khoa học trẻ cần đáp ứng ít nhất 1 trong 4 tiêu chí: (1) Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín; (2) Có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công; (3) Có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao; (4) Có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Nhà khoa học đầu ngành cần đáp ứng đủ 5 tiêu chí về kinh nghiệm và năng lực: (1) Đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc Trưởng phòng thí nghiệm; (2) Chủ trì đề tài, dự án khoa học - công nghệ; (3) Có công trình công bố trên các chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế; (4) Có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh; (5) Có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học - công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế…).

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhà khoa học trẻ xuất sắc trong thời gian 2 năm đầu công tác được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại C, kinh phí tối đa 200 triệu đồng. Năm thứ ba được cấp 1 đề tài loại B, kinh phí tối đa 1 tỷ đồng. Năm thứ tư được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng. Năm thứ năm được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cấp Nhà nước.

Nhà khoa học đầu ngành trong thời gian 2 năm đầu công tác được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại B, kinh phí tối đa 1 tỷ đồng. Các năm tiếp theo được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; được hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn được hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị - nơi nhà khoa học công tác, gồm: lương, thưởng, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, nghiên cứu khoa học, khen thưởng đột xuất…

Chỉ tiêu tuyển dụng của các đơn vị thành viên và trực thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đợt 1 năm 2024:

- Trường Đại học Bách Khoa: 9 chỉ tiêu.

- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: 8 chỉ tiêu.

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 5 chỉ tiêu.

- Trường Đại học Quốc Tế: 5 chỉ tiêu.

- Trường Đại học Công nghệ Thông tin: 13 chỉ tiêu.

- Trường Đại học Kinh tế - Luật: 5 chỉ tiêu.

- Trường Đại học An Giang: 5 chỉ tiêu.

- Viện Môi trường và Tài nguyên: 5 chỉ tiêu.

- Khoa Y: 5 chỉ tiêu.

- Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR): 3 chỉ tiêu.

- Viện Công nghệ Nano: 2 chỉ tiêu.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.