Đại học Quốc gia Hà Nội vươn lên vị trí 325 trong bảng xếp hạng đại học thế giới

Ngày 10.12.2024, tổ chức xếp hạng QS đã công bố kết quả xếp hạng QS World University Rankings: Sustainability 2025 cho 1.751 cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới. 

Trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự thăng tiến mạnh về vị trí khi được xếp hạng 325 thế giới (gia tăng 456 bậc so với vị trí xếp hạng trong top 781-790 tại kỳ xếp hạng QS World University Rankings: Sustainability 2024), vị trí 51 của khu vực châu Á và số 1 Việt Nam.

Đây là kết quả được công bố đúng vào ngày truyền thống của Đại học Quốc gia Hà Nội (10.12.1993-10.12.2024).

anh-man-hinh-2024-12-10-luc-202611.png
Tại BXH QS World University Rankings: Sustainability 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp hạng 325 thế giới

Bảng xếp hạng QS WUR Sustainability cung cấp góc nhìn độc đáo về những cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện cam kết theo đuổi sự phát triển bền vững gắn với trách nhiệm quốc gia, đánh giá toàn diện các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới về cam kết và tác động của các trường đối với phát triển bền vững thông qua hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ cộng đồng.

Bảng xếp hạng này cho thấy mức độ mà trường đại học đóng góp vào ba lĩnh vực chính: Tác động môi trường (Environmental Impact), Tác động xã hội (Social Impact), và Quản trị tốt (Governance). Trong kỳ xếp hạng QS Sustainability 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã gia tăng điểm số ở tất cả các tiêu chí thuộc 3 tiêu chuẩn: Quản trị; Tác động môi trường; Tác động xã hội.

Về tiêu chuẩn Quản trị, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt vị trí 204. Đây cũng là tiêu chuẩn được xếp hạng cao nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định tính minh bạch, đảm bảo đạo đức, trách nhiệm và hiệu quả trong hoạt động quản trị và vận hành tổ chức của Nhà trường.

anh-man-hinh-2024-12-10-luc-202756.png
Quản trị là tiêu chuẩn được xếp hạng cao nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội

Về tác động của cơ sở giáo dục đại học với môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đạt vị trí 364. Những nỗ lực mà trường đang thực hiện nhằm góp phần biến đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn thông qua nghiên cứu trong các lĩnh vực như khoa học môi trường, biến đổi khí hậu và tác động của cựu sinh viên trong việc tạo ra một thế giới bền vững hơn.

Về tác động của sinh viên sau tốt nghiệp với xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội đạt vị trí 399. Các chương trình hành động của Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện để cải thiện xã hội, chia sẻ kiến ​​thức, đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có tác động ý nghĩa đối với xã hội.

Trong kỳ xếp hạng QS WUR Sustainability 2025, ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, còn có 9 cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam được xếp hạng là Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Huế và Trường Đại học Đà Nẵng.

anh-man-hinh-2024-12-10-luc-202927.png

Những đóng góp của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc xây dựng môi trường và xã hội tương lai bền vững hơn đã được thể hiện rõ qua sự gia tăng thứ hạng ở tất cả các tiêu chí tham gia xếp hạng năm nay gồm: Giáo dục về môi trường; Nghiên cứu về môi trường; Bền vững trong môi trường; Tuyển dụng và kết quả đầu ra; Bình đẳng; Sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc; Ảnh hưởng về giáo dục; Chia sẻ kiến thức và Quản trị tốt. Kết quả này một lần nữa khẳng định những thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội về quản trị, đào tạo nghiên cứu về môi trường bền vững và trao đổi kiến thức.

anh-man-hinh-2024-12-10-luc-203510.png
Các kết quả tại bảng xếp hạng minh chứng cho phương thức quản trị đúng đắn, sự cố gắng vượt bậc của Đại học Quốc gia Hà Nội

Đặc biệt trong kỳ này, tiêu chí Chia sẻ kiến thức (Knowledge Exchange) là tiêu chí được xếp hạng cao nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội với vị trí 189 thế giới (tăng 264 bậc so với năm 2024). Điều này cho thấy những đóng góp và mức độ ảnh hưởng của trường trong việc hợp tác nghiên cứu với cộng đồng học thuật trong và ngoài nước, chia sẻ kiến thức góp phần thúc đẩy tăng trưởng giáo dục, sẵn sàng trở thành đối tác nghiên cứu toàn cầu. Bên cạnh đó, tiêu chí Bình đẳng được xếp hạng 340; Giáo dục về môi trường được xếp hạng ở vị trí 350 thế giới.

Kết quả xếp hạng này một lần nữa đã minh chứng cho phương thức quản trị đúng đắn của lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như những nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhà khoa học và người học của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc tạo ra và phổ biến kiến ​​thức mới, nghiên cứu khoa học đỉnh cao, cam kết giáo dục vì sự phát triển bền vững và tiếp cận cộng đồng. Chiến lược quản trị đảm bảo rằng phát triển bền vững trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa quản trị của Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện đúng sứ mệnh của một cơ sở giáo dục đại học đương đại trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng.

Dưới đây là những thông tin cụ thể hơn về những tiêu chí xếp hạng QS Sustainability 2025 và những chỉ số mà Đại học Quốc gia Hà Nội đạt được trong thời gian qua:

Phương pháp xếp hạng: Tiêu chí và trọng số

Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Nội dung
Trọng số
Tác động môi trường
Giáo dục về môi trường
Đánh giá việc cung cấp và tác động về giảng dạy môi trường bền vững của cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH)
17%
Nghiên cứu về môi trường
Đánh giá tác động về nghiên cứu môi trường của các cơ sở giáo dục đại học ở các mục tiêu phát triển bền vững 7, 11, 12,13,14 & 15
13%
Bền vững trong môi trường
Đánh giá chiến lược và hoạt động của CSGDĐH hướng tới một tương lai bền vững về môi trường
15%
Tác động xã hội
Tuyển dụng và kết quả đầu ra
Đánh giá kết quả của CSGDĐH trong việc cung cấp cơ hội việc làm, danh tiếng và quan hệ đối tác nghiên cứu với doanh nghiệp
11%
Bình đẳng
Đánh giá nỗ lực và tác động của cam kết bình đẳng của CSGDĐH
12%
Sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc
Đánh giá cam kết của CSGDĐH trong việc cải thiện sức khỏe và phúc lợi của người học nói riêng và xã hội nói chung
5%
Ảnh hưởng về giáo dục
Đánh giá việc cung cấp giáo dục và nghiên cứu có chất lượng cũng như tác động của hoạt động đó
7%
Chia sẻ kiến thức
Đánh giá cách CSGDĐH hợp tác nghiên cứu giữa các khu vực phát triển và đang phát triển để chia sẻ kiến thức và thúc đẩy tăng trưởng giáo dục cũng như tác động tích cực của CSGDĐH đối với cộng đồng địa phương và xã hội
10%
Quản trị
Quản trị tốt
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị của CSGDĐH thông qua các chỉ báo về tính minh bạch và công khai trong quản trị; mức độ cam kết với các giá trị đạo đức, văn hoá trong quản trị; sự tham gia của người học trong hoạt động quản trị; đóng góp về chính sách và trách nhiệm xã hội trong phát triển bền vững; hiệu quả quản trị.
10%

Thành công của Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ là kết quả của các thành tích hiện tại mà còn là minh chứng cho chiến lược dài hạn hướng tới phát triển bền vững. Theo đó, Nhà trường đã có chiến lược và giải pháp cụ thể như sau:
Đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu bền vững: Các dự án khoa học về biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, và bảo tồn đa dạng sinh học đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
Tăng cường hợp tác toàn cầu: Đại học Quốc gia Hà Nội đã thiết lập mạng lưới nghiên cứu và giáo dục với các đối tác quốc tế, góp phần chia sẻ tri thức và thúc đẩy giáo dục toàn cầu.
Thúc đẩy bình đẳng và trách nhiệm xã hội: Các sáng kiến bình đẳng giới, hỗ trợ cộng đồng địa phương và cải thiện sức khỏe cộng đồng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho xã hội.

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse
Giáo dục

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse

Với sân khấu hoành tráng, quy tụ dàn khách mời nổi tiếng như MONO, Captain Boy,... Into the Colorverse - Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Trường Đại học Phenikaa tối 8.12 đã đem đến những phần trình diễn đầy cảm xúc, để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả và thu hút 15.000 sinh viên tham dự.