Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển hơn 20.000 chỉ tiêu năm 2025

Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 20.285 chỉ tiêu cho 12 đơn vị đào tạo. Trong đó, Trường Đại học Công nghệ được giao chỉ tiêu nhiều nhất với 3.900 chỉ tiêu. 

Đây là thông tin được PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025.

Theo đó, năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 20.285 chỉ tiêu cho 12 đơn vị đào tạo, tăng 2.285 chỉ tiêu so với năm 2024. Các đơn vị đào tạo sẽ căn cứ vào chỉ tiêu được giao để xây dựng phương án phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo theo đúng quy định.

Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 20.285 chỉ tiêu cho 12 đơn vị đào tạo (Ảnh: USSH)

Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 20.285 chỉ tiêu cho 12 đơn vị đào tạo (Ảnh: USSH)

Trong đó, Trường Đại học Công nghệ được giao chỉ tiêu nhiều nhất với 3.900 chỉ tiêu, tăng 940 chỉ tiêu so với năm 2024. Kế đến là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với 2.650 chỉ tiêu, tăng 350 chỉ tiêu; Trường Đại học Kinh tế tuyển sinh 2.500 chỉ tiêu, tăng 150 chỉ tiêu và Trường Đại học Ngoại ngữ với 2.400 chỉ tiêu, tăng 400 chỉ tiêu.

Trường Đại học Việt Nhật và Trường Quản trị Kinh doanh vẫn giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước lần lượt là 450 chỉ tiêu và 500 chỉ tiêu.

Đồng thời, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng giao 1.500 chỉ tiêu tuyển sinh hệ vừa làm vừa học và 810 chỉ tiêu bằng kép cho một số cơ sở đào tạo.

Chỉ tiêu cụ thể như sau: (Chỉ tiêu trên chưa bao gồm chỉ tiêu của các ngành/chương trình đào tạo dự kiến mở mới năm 2025 hoặc đang trong thời gian gia hạn)

STT
Đơn vị
Đại học chính quy
Vừa làm vừa học
Bằng kép
1
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
2.315
-
-
2
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2.650
200
250
3
Trường Đại học Ngoại ngữ
2.400
650
350
4
Trường Đại học Công nghệ
3.900
-
-
5
Trường Đại học Kinh tế
2.500
-
-
6
Trường Đại học Giáo dục
1.300
300
-
7
Trường Đại học Việt Nhật
450
-
-
8
Trường Đại học Y Dược
720
-
-
9
Trường Đại học Luật
1.100
350
200
10
Trường Quản trị và Kinh doanh
500
-
-
11
Trường Quốc tế
1.350
-
10
12
Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật
1.100
-
-
Tổng cộng:
20.285
1.500
810

Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến mở mới một số chương trình đào tạo (CTĐT) đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn tới như các ngành kỹ thuật - công nghệ, chip, công nghệ bán dẫn… Các CTĐT chuyên sâu về bán dẫn sẽ được cấp chỉ tiêu riêng.

Đối với các ngành mở mới, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ phê duyệt các CTĐT được xây dựng theo hướng quốc tế hóa, nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ, giảng dạy một phần hoặc toàn phần bằng tiếng Anh và thực hiện kiểm định quốc tế.

Trong những năm qua, Đại học Quốc gia Hà Nội mở mới và đào tạo thí điểm các ngành mang tính liên ngành, liên lĩnh vực nhằm phát huy thế mạnh tổng hợp của Đại học Quốc gia Hà Nội, đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là lĩnh vực chip bán dẫn và vi mạch.

Dự kiến đến năm 2030, Nhà trường sẽ đào tạo khoảng 20.000 sinh viên ngành chip bán dẫn, trong đó, Trường Đại học Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo chip bán dẫn và các ngành như: Trí tuệ nhân tạo, Robot máy tính… Ngoài ra, một số trường thành viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng sẽ tham gia đào tạo như: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Việt Nhật và Trường Quốc tế.

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.