Đại học quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo tiến sĩ Di sản học đầu tiên tại Việt Nam

Sáng 24.12, Khoa Các khoa học liên ngành (KHLN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ra mắt Chương trình đào tạo Tiến sĩ Di Sản học và khai giảng sau đại học năm học 2022 – 2023.

Lễ ra mắt chương trình đào tạo Tiến sĩ Di sản học, đánh dấu cột mốc hoàn thiện cả 3 bậc đào tạo: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ của lĩnh vực Di sản học tại Khoa Các khoa học liên ngành. 

Đây là chương trình đào tạo các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu những kiến thức cần thiết để nhận diện, đánh giá, bảo vệ, phát huy, quản lý, ứng dụng và quảng bá các nguồn tài nguyên di sản. 

Đại học quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo tiến sĩ Di sản học đầu tiên tại Việt Nam -0

PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, Tổ trưởng tổ bộ môn Di sản học, Khoa Các Khoa học liên ngành (ĐHQGHN).

Đại diện Tổ bộ môn Di sản học Khoa Các KHLN, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền chia sẻ, Chương trình đào tạo Di sản học của Đại học Quốc gia thể hiện tính tiên phong trong đào tạo liên ngành, trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chương trình thể hiện tầm nhìn, tính tiên phong của ĐHQGHN trong đào tạo và nghiên cứu các vấn đề liên ngành thực tiễn xã hội Việt Nam.  

Triết lý của chương trình đào tạo là: Quản lý, bảo vệ, phát huy, các giá trị di sản và kiến tạo di sản cho hiện tại và tương lai bằng tiếp cận liên ngành để phát triển bền vững, với sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng. 

Chương trình được triển khai để đảm bảo đào tạo ra các nghiên cứu sinh được trang bị hệ thống kiến thức, kỹ năng ở bậc cao, có tư duy biết vận dụng cơ sở lý luận của ngành, liên ngành trong việc giải các vấn đề và các bài toán của di sản trong bối cảnh hiện đại.

Đại học quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo tiến sĩ Di sản học đầu tiên tại Việt Nam -0

Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học liên ngành, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu: "Khoa Các KHLN là đơn bị đầu tiên và duy nhất trên cả nước đào tạo hoàn chỉnh cả 3 bậc của ngành Di sản học".

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ nhiệm Khoa Các KHLN, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu cho biết, Khoa Các KHLN là đơn bị đầu tiên và duy nhất trên cả nước đào tạo hoàn chỉnh cả 3 bậc của ngành Di sản học. Hơn thế nữa, đơn vị còn vinh dự nằm trong mạng lưới đào tạo ngành di sản của thế giới và là đối tác đào tạo tin cậy của tổ chức UNESCO về lĩnh vực di sản. 

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu, để di sản thực sự có thể kiến tạo những giá trị mới, đòi hỏi một cách tiếp cận sáng tạo và tư duy liên ngành trong các hoạt động quản lý, thực hành, tìm hiểu và nghiên cứu. Đó chính là những nền tảng cốt lõi được xây dựng và phát triển đúc rút từ kinh nghiệm ở Việt Nam và quốc tế, tạo nên điểm khác biệt cho chương trình đào tạo Tiến sĩ về Di sản học.

Đây là một trong những bước đi tạo nền móng cho định hướng trở thành trung tâm phát triển các lĩnh vực sáng tạo - nghệ thuật, hướng tới trở thành Trường Liên ngành Sáng tạo và Nghệ thuật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo tiến sĩ Di sản học đầu tiên tại Việt Nam -0

Chủ nhiệm Khoa Các KHLN, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu tặng hoa cho Tổ bộ môn Di sản học

Nhân dịp này Khoa Các KHLN đã khai giảng các lớp sau đại học năm học 2022-2023. Bên cạnh đó Khoa cũng trao bằng tân Thạc sĩ cho học viên 4 ngành Biến đổi khí hậu, Khoa học bền vững, Quản lý phát triển đô thị và Di sản học. 

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.