Đại học Quốc gia Hà Nội đột phá mạnh, có tới 12 lĩnh vực xếp hạng trong top 400 - 500 thế giới

Ngày 12.03.2025, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 55 lĩnh vực thuộc 5 nhóm lĩnh vực của 1747 cơ sở giáo dục đại học với khoảng 21.000 chương trình đào tạo ở các trường đại học.

Trong Bảng xếp hạng QS thế giới theo lĩnh vực năm 2025 (QS WUR by Subject 2025), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phát mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng (trong đó 10/12 lĩnh vực trong top 500).

Trong số 12 lĩnh vực của ĐHQGHN được xếp hạng trong QS WUR by Subject 2025, có 5/12 lĩnh vực lần đầu được xếp hạng, 5/12 lĩnh vực gia tăng vị trí xếp hạng so với kỳ trước và 1 lĩnh vực được xếp hạng trở lại.

Bên cạnh đó, trong kỳ xếp hạng QS WUR by Subject 2025, ĐHQGHN cũng có 2 nhóm lĩnh vực được xếp hạng trở lại là Nhóm lĩnh vực “Kỹ thuật và Công nghệ”: top 451-500 và Nhóm lĩnh vực “Khoa học xã hội và quản lý”: top 501-500.

Xếp hạng QS WUR theo lĩnh vực và nhóm lĩnh vực
2024
2025
Nhóm lĩnh vực “Kỹ thuật và Công nghệ” (Engineering & Technology)
-
451-500
Khoa học máy tính và hệ thống thông tin
(Computer Science & Information Systems)
501-550
551-600
Cơ kỹ thuật, hàng không và chế tạo
(Engineering – Mechanical, Aeronautical & Manufacture)
501-530
401-450
Kỹ thuật điện và điện tử
(Engineering – Electrical & Electronic)
451-500
401-450
Kỹ thuật Dầu khí
(Petroleum Engineering)
101-150
-
Kỹ thuật Hóa học
(Engineering – Chemical)
-
401-450
Nhóm lĩnh vực “Khoa học Tự nhiên” (Natural Sciences)
Toán học
(Mathematics)
351-400
301-350
Vật lý và Thiên văn học
(Physics & Astronomy)
-
601-675
Khoa học môi trường
(Environmental Sciences)
-
451-500
Nhóm lĩnh vực “Khoa học xã hội và quản lý”
(Social Sciences & Management)
-
501-550
Kinh doanh và Khoa học quản lý
(Business & Management Studies)
551-600
451-500
Kinh tế và Kinh tế lượng
(Economics & Econometrics)
451-500
401-450
Kế toán và tài chính
(Accounting & Finance)
-
301-375
Xã hội học
(Sociology)
-
301-375
Luật
(Law)
-
351-400

Trong số các, có tới 4 lĩnh vực/nhóm lĩnh vực thuộc top 400, 7 lĩnh vực/nhóm lĩnh vực được xếp hạng thuộc top 500.

Nhóm lĩnh vực Kỹ thuật và công nghệ (Engineering & Technology) trở lại vị trí xếp hạng 451-500 thế giới và duy trì sự ổn định với 01 lĩnh vực mới được xếp hạng và 02 lĩnh vực gia tăng vị trí xếp hạng.

Nhóm lĩnh vực Kỹ thuật và công nghệ xếp hạng 401-450 thế giới

- Lĩnh vực Cơ kỹ thuật, hàng không và chế tạo (Engineering – Mechanical, Aeronautical & Manufacture) gia tăng vị trí xếp hạng lên top 401-450 với mức điểm gia tăng từ 51,5 lên 55,3 điểm. Đây là lĩnh vực liên tục 6 năm được xếp hạng, tính từ kỳ xếp hạng năm 2019 đến nay.

Lĩnh vực Cơ kỹ thuật, hàng không và chế tạo xếp hạng 401-450 thế giới

- Lĩnh vực Kỹ thuật điện và điện tử (Engineering – Electrical & Electronic gia tăng vị trí xếp hạng lên top 401-450 với mức điểm tương đương kỳ xếp hạng trước là 54,3 điểm.

Lĩnh vực Kỹ thuật điện và điện tử xếp hạng 401-450 thế giới

- Lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học (Engineering – Chemical) lần đầu tiên được xếp hạng với vị trí trong top 401-450 thế giới.

Lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học xếp hạng 401-450 thế giới

- Lĩnh vực Khoa học máy tính và hệ thống thông tin (Computer Science & Information Systems) tiếp tục được xếp hạng với vị trí trong top 551-600. Đây là lĩnh vực của ĐHQGHN được xếp hạng 7 năm liên tục từ kỳ QS WUR by Subject 2019.

Lĩnh vực Khoa học máy tính và hệ thống thông tin xếp hạng 551-600 thế giới

Nhóm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên (Natural Sciences): gia tăng cả về số lượng và vị trí xếp hạng với 01 lĩnh vực mới được xếp hạng, 01 lĩnh vực được xếp hạng trở lại và 01 lĩnh vực gia tăng vị trí xếp hạng.

- Lĩnh vực Toán học (Mathematics) gia tăng vị trí xếp hạng và lần đầu lọt top 301-350 thế giới trong kỳ xếp hạng này. Đây cũng là lĩnh vực được xếp hạng ổn định ở vị trí xếp hạng cao và tăng hạng đều qua 6 kỳ xếp hạng.

Lĩnh vực Toán học xếp hạng 301-350 thế giới

- Lĩnh vực Vật lý và thiên văn học (Physics & Astronomy) gia tăng điểm xếp hạng và được xếp hạng trở lại trong top 601-675. Lĩnh vực này cũng liên tiếp được xếp hạng ở 6 kỳ xếp hạng tính đến nay.

Lĩnh vực Vật lý và thiên văn học xếp hạng 601-675 thế giới

- Lĩnh vực Khoa học môi trường (Environmetal Sciences) là đầu tiên được xếp hạng và có vị trí trong top 451-500 thế giới. Mặc dù lần đầu được xếp hạng nhưng điểm về chỉ số trích dẫn trên bài báo của lĩnh vực này tương đối cao (80 điểm).

Lĩnh vực Khoa học môi trường xếp hạng 451-500 thế giới

Nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội và quản lý (Social Sciences & Management) được xếp hạng trong top 501-550 thế giới và có sự gia tăng mạnh nhất với 5 lĩnh vực đều được xếp hạng trong top 500 thế giới (3/5 lĩnh vực được xếp hạng trong top 400), trong đó 3/5 lĩnh vực được xếp hạng, 2/5 lĩnh vực còn lại gia tăng vị trí xếp hạng. Điểm trích dẫn trên bài báo của nhóm lĩnh vực này là 84,7 điểm.

Nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội và quản lý xếp hạng 501-550 thế giới

- Lĩnh vực Kinh doanh và Khoa học quản lý (Business & Management Studies) có sự gia tăng vị trí xếp hạng lên nhóm 451-500 thế giới.

Lĩnh vực Kinh doanh và Khoa học quản lý xếp hạng 451-500 thế giới

- Lĩnh vực Kinh tế và Kinh tế lượng (Economics & Econometrics) tiếp tục gia tăng vị trí sau lần đầu được xếp hạng với vị trí trong top 401-450 thế giới

Lĩnh vực Kinh tế và Kinh tế lượng - xếp hạng 401-450 thế giới

- Lĩnh vực Xã hội học (Sociology) lần đầu tiên được xếp hạng với vị trí trong top 301-375 thế giới. ĐHQGHN cũng là CSGDĐH duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực này.

Lĩnh vực Xã hội học xếp hạng 301-375 thế giới

- Lĩnh vực Kế toán và tài chính (Accounting & Finance) lần đầu tiên được xếp hạng với vị trí trong top 301-375 thế giới. Điểm trích dẫn trên bài báo của lĩnh vực này là 86,2.

Lĩnh vực Kế toán và tài chính xếp hạng 301-375 thế giới

- Lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý (Law & Legal Studies) lần đầu tiên được xếp hạng với vị trí trong top 351-400 thế giới. ĐHQGHN cũng là CSGDĐH duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực này.

Lĩnh vực Luật xếp hạng 351-400 thế giới

Bảng xếp hạng QS WUR by subject 2025 được xây dựng dựa trên 5 tiêu chí với các trọng số được tùy biến cho phù hợp với các lĩnh vực, bao gồm:

+ Uy tín học thuật (Academic Reputation);

+ Uy tín tuyển dụng (Employer Reputation);

+ Tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một công bố khoa học (Citations per paper);

+ Chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên;

+ Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (International Research Network);

Các tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo của một ngành/lĩnh vực đào tạo đối với xã hội (thông qua đánh giá của học giả và nhà tuyển dụng); các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua mức độ trích dẫn và chỉ số H-index) và khả năng quốc tế hóa trong nghiên cứu khoa học (thông qua mạng lưới nghiên cứu quốc tế).

Ngày 10/12/2024, tổ chức xếp hạng QS đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới về phát triển bền vững năm 2025. Theo đó, ĐHQGHN đã có sự thăng tiến mạnh về vị trí khi được xếp hạng 325 thế giới, gia tăng 456 bậc so với kỳ xếp hạng năm ngoái. Cũng trong kỳ xếp hạng này, ĐHQGHN đứng ở vị trí 51 của khu vực châu Á và là cơ sở giáo dục đại học đứng đầu Việt Nam.

Theo bảng xếp hạng QS thế giới về phát triển bền vững, ĐHQGHN đạt vị trí 204 về tiêu chuẩn Quản trị đại học, thứ hạng 364 ở tiêu chuẩn Tác động môi trường và thứ hạng 399 ở tiêu chuẩn Tác động xã hội. Trước đó, ngày 5/6/2024, Tổ chức QS đã công bố kết quả Bảng xếp hạng đại học thế giới, ĐHQGHN được QS xếp trong nhóm 851-900 thế giới, vươn lên vị trí 161 châu Á, 40 Đông Nam Á. ĐHQGHN tiếp tục được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng khi 2 tiêu chí: Kết quả tuyển dụng được xếp hạng 202 thế giới và Uy tín tuyển dụng được xếp hạng 472 thế giới.

Cũng trong năm 2024, tại Bảng xếp hạng Times Higher Education Impact Rankings lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc làm tiêu chí, ĐHQGHN có thứ hạng 401-600 thể hiện vai trò gắn kết môi trường giáo dục đại học với cộng đồng xã hội, khẳng định ĐHQGHN xây dựng một môi trường học thuật tiên tiến nhưng cũng rất gần gũi, thân thiện. Triết lý này cũng là một định hướng quan trọng để ĐHQGHN quy hoạch, xây dựng và phát triển Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước
Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước

Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then
Giáo dục

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua