Đại học Kinh tế Quốc dân: Quy đổi các phương thức xét tuyển về một đầu điểm theo thang 30

Đây là nhấn mạnh của TS Lê Anh Đức, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân trong khuôn khổ chương trình “Một ngày là sinh viên Kinh tế Quốc dân”, tổ chức ngày 9.3.

Tại chương trình, Hội đồng tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân và đại diện các đơn vị đã tư vấn, giải đáp nhiều thắc mắc của thí sinh liên quan đến phương án tuyển sinh năm 2025.

Quy đổi các phương thức xét tuyển về một đầu điểm

Thông tin tới thí sinh, TS Lê Anh Đức, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết dự kiến một trong các điểm mới của Quy chế tuyển sinh năm nay là Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải quy đổi tương đương giữa các phương thức xét tuyển về một thang điểm để thực hiện xét tuyển. Điều này có nghĩa các trường sẽ không cần chia tỷ lệ % chỉ tiêu cho từng phương thức giống như mọi năm.

Theo TS Lê Anh Đức, năm nay nhà trường dự kiến vẫn tuyển sinh theo các phương thức khác nhau như xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp cho các nhóm đối tượng như các em có chứng chỉ SAT, ACT; các em có điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy; kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Dù theo phương thức nào, những đầu điểm này đều quy đổi về thang 30, sau đó nhà trường sẽ lấy mức điểm cao nhất để xét tuyển bình đẳng, công bằng giữa tất cả thí sinh.

“Ví dụ một em vừa có điểm thi tốt nghiệp THPT là 28 điểm, thuộc 1 trong 4 tổ hợp trường xét tuyển, vừa có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 7.0, vừa có điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là 90 điểm. Như năm trước, thí sinh sẽ nộp hồ sơ và tích vào rất nhiều đối tượng, với mỗi đối tượng nhà trường lại xét cho các bạn theo một đợt riêng, thí sinh có thể cầm trong tay 3 giấy đủ điều kiện trúng tuyển. Tuy nhiên, năm nay sẽ không còn chuyện đó nữa vì sau khi quy đổi tương đương về thang 30, nhà trường sẽ lấy mức điểm cao nhất để xét tuyển”, TS Lê Anh Đức nhấn mạnh.

z5678403555607-71f43edbc7c403be3-1722237529309.jpg
TS Lê Anh Đức, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân

Về vấn đề Đại học Kinh tế Quốc dân đã có hệ số quy đổi giữa các phương thức hay chưa, TS Lê Anh Đức chia sẻ, đây thực tế là một bài toán khó. Vừa qua, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tập hợp những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Toán học, Tin học, nghiên cứu dựa trên số liệu của nhiều năm gần đây, bao gồm cả kết quả tốt nghiệp đại học của sinh viên trúng tuyển theo từng phương thức để tìm cách đánh giá, ví dụ đầu điểm này của xét điểm thi đánh giá năng lực sẽ tương đương với bao nhiêu điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

“Tương đương ở đây phải hiểu theo nghĩa là tương đương về năng lực học tập, không phải là tương đương theo quy đổi về mặt số học, do vậy phải có căn cứ, phải có cơ sở để đưa ra hệ số quy đổi. Về cơ bản, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã tính toán xong và sẽ công bố công khai trong thời gian tới”, TS Lê Anh Đức thông tin.

Sau khi có hệ số quy đổi, thí sinh khi nhập điểm ở từng phương thức xét tuyển sẽ được tự động chuyển sang một đầu điểm trên hệ số 30. Nhà trường có thể sẽ lấy ý kiến của thí sinh góp ý về hệ số quy đổi này.

“Đến cuối cùng, các em cho dù có rất nhiều đặc điểm, thuộc nhiều đối tượng xét tuyển thì cũng chỉ có một thang đo duy nhất để đánh giá năng lực, sẽ được dùng để cạnh tranh một cách bình đẳng cho tất cả những người đăng ký xét tuyển vào Đại học Kinh tế Quốc dân”, TS Lê Anh Đức nói.

Không thay đổi những giá trị cốt lõi trong phương thức xét tuyển

Tại chương trình, một giáo viên THPT đặt câu hỏi liên quan tới việc kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay sẽ có phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ, được xây dựng thành hợp phần riêng thay thế phần Khoa học. Nếu thí sinh lựa chọn phần Ngoại ngữ thì khi xét tuyển theo phương thức phối hợp giữa điểm thi đánh giá năng lực với điểm IELTS của Đại học Kinh tế Quốc dân, các em có được xét tuyển ở tất cả các ngành hay không?

Trả lời câu hỏi trên, TS Lê Anh Đức nhấn mạnh, Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, phụng sự cho sự phát triển bền vững của đất nước, do đó điều nhà trường hướng tới là thu hút được các nhân tài yêu thích Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu thích các lĩnh vực, ngành đào tạo của nhà trường.

“Với tinh thần như vậy, Đại học Kinh tế Quốc dân phải dành tâm trí, trí tuệ, nghiên cứu nhiều năm cho các phương thức xét tuyển, nguyên tắc số một là lấy lợi ích của người học đặt lên hàng đầu và giữ công bằng, minh bạch, công khai. Phương hướng tuyển sinh của Đại học Kinh tế Quốc dân đã được công bố trước 1 năm và chúng tôi cam kết với xã hội rằng dù Bộ GD-ĐT có thể có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật thì Đại học Kinh tế Quốc dân không thay đổi những giá trị cốt lõi trong phương thức xét tuyển đã công bố trước 1 năm”, TS Lê Anh Đức khẳng định.

482321023-1059232999568432-415367578893617669-n.jpg
Thí sinh tham gia chương trình “Một ngày là sinh viên Kinh tế Quốc dân”, tổ chức ngày 9.3

Ông nhấn mạnh, điều này nhằm giúp thí sinh, phụ huynh, các thầy cô chủ động học tập, tích lũy, chuẩn bị một cách tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như các kỳ thi khác để sẵn sàng điều kiện tốt nhất đăng ký xét tuyển vào các trường, trong đó có Đại học Kinh tế Quốc dân. Nếu đến nay mới thay đổi sẽ rất khó khăn cho thí sinh.

“Đại học Kinh tế Quốc dân đặt quyền lợi của người học lên cao nhất, ưu tiên nhất và điều đó thích hợp với những thông điệp chúng tôi đã gửi gắm là thu hút nhân tài xuất sắc để đào tạo ra những người xuất sắc. Trên tinh thần đó, dù thí sinh thi bài thi đánh giá năng lực theo tổ hợp nào cũng không ảnh hưởng. Dù có thể có những bạn được lợi một chút khi có lợi thế Ngoại ngữ, nhưng vì lợi ích chung của thí sinh, chúng tôi không thay đổi điều này”, TS Lê Anh Đức cho hay.

Cũng theo Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là kỳ thi độc lập với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, những thí sinh học từ nước ngoài về, được công nhận tương đương tốt nghiệp khi thi bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia, nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn có thể trúng tuyển bình thường như thí sinh khác. Nhà trường dựa trên năng lực tốt nhất của thí sinh để xét tuyển, đảm bảo công bằng, công khai.

Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước
Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước

Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then
Giáo dục

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.