Đại học Bách khoa Hà Nội ra mắt Trường Kinh tế và 4 Viện nghiên cứu

Sáng 2.8, Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Nghị quyết thành lập và bổ nhiệm các chức vụ quản lý của Trường Kinh tế và 4 Viện nghiên cứu.

20240802-cbo_9032.jpg -0
20240802-cbo_9099.jpg -0
Các đại biểu tham gia buổi lễ 

Từ “Viện” thành “Trường”: Khát vọng đổi mới

Tính đến nay, Đại học Bách khoa Hà Nội hiện có: 1 Văn phòng Đại học, 11 Ban, 8 Trung tâm dịch vụ - hỗ trợ, 6 Trường, 5 Viện/Khoa có quản ngành đào tạo và 3 Khoa Đại cương, 10 Viện/Trung tâm nghiên cứu. 

Theo lãnh đạo Nhà trường, việc thành lập Trường Kinh tế (và trước đó là thành lập 5 Trường) của Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những bước đi hoàn thiện cơ cấu đại học với cấu trúc chặt chẽ, hệ thống quản trị, điều hành hiện đại; hoàn thiện chiến lược và định hướng phát triển lâu dài; hoàn thiện lại quy chế tổ chức và hoạt động… Hướng tới mô hình đại học - mô hình thích hợp để triển khai cơ cấu đa ngành – theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Bộ GD-ĐT. 

Phát biểu tại buổi lễ, PGS. Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội – khẳng định: "Từ “Viện Kinh tế và Quản lý” thành “Trường Kinh tế”, không chỉ khác tên gọi mà đã có sự khác biệt lớn, thể hiện một sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp, thể hiện khát vọng vươn lên, khát vọng đổi mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội xác định phát triển đa ngành, đa lĩnh vực nhưng vẫn luôn lấy công nghệ và kỹ thuật làm nòng cốt. Tập thể lãnh đạo Nhà trường kỳ vọng vị trí của Trường Kinh tế trong con tàu Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tạo mô hình liên kết tốt nhất, là một thể thống nhất vững chắc, đóng góp tốt nhất cho sự phát triển chung. Trường Kinh tế trong giai đoạn tới cần “lột xác để phát triển”, để vẫn giữ được bản sắc, truyền thống, nhưng phải định vị được vị trí của mình trong Bản đồ đào tạo và Bản đồ Công nghệ của Đại học Bách khoa Hà Nội để phát triển mạnh mẽ".

20240802-cbo_9216.jpg -0
PGS. Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại buổi lễ

 “Tôi tin tưởng và mong muốn mỗi thầy cô, mỗi cán bộ Trường Kinh tế với tinh thần trách nhiệm, với sự sáng tạo, với sự chính trực và năng lực xuất sắc của mình, sẽ làm việc hết mình để phát triển Trường Kinh tế, đáp ứng sự kỳ vọng” – PGS. Huỳnh Quyết Thắng bày tỏ sự tin tưởng; đồng thời giao nhiệm vụ tới tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trường Kinh tế.

Với 6 Trường thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội gồm: Cơ khí, Điện - Điện tử, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Hóa và Khoa học sự sống, Vật liệu, Kinh tế, cơ cấu tổ chức, bộ máy vận hành của Đại học Bách khoa Hà Nội được tối ưu theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phân cấp mạnh các mặt hoạt động cho các đơn vị chuyên môn; quản trị, điều hành tập trung theo chiến lược và các quy chế, quy định chung do Đại học Bách khoa Hà Nội ban hành, người học được cấp bằng duy nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đồng lòng, đồng hành để phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội 

Theo lãnh đạo Đại học Bách khoa, trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Đại học Bách khoa Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo tài năng, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo xuất sắc, đứng đầu trong nước, là hạt nhân mạng lưới cơ sở giáo dục đại học trọng điểm về khoa học công nghệ; với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, thu hút đầu tư và phát triển công nghệ cao, tạo động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Để thực hiện mục tiêu này, các Viện nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Con đường phát triển của các Viện nghiên cứu rất cần sự đồng lòng, chia sẻ, đồng hành để tháo gỡ những khó khăn, tạo được sự đột phá, cần cả những thử nghiệm, khung thể chế thí điểm, đôi khi phải biết chấp nhận thất bại, cả những thử nghiệm không thành công.

“Chúng ta tìm tòi, sáng tạo con đường phát triển, dựa trên đặc thù, dựa trên cơ hội, thống nhất trong đa dạng, chia sẻ bản sắc riêng của mỗi Viện nhưng trên một con tàu chung Đại học Bách khoa Hà Nội. Chúng tôi muốn các thầy cô thấu hiểu tâm huyết phát triển của Nhà trường, tâm huyết để Bách khoa Hà Nội tiếp tục có những nghiên cứu xứng tầm, đóng góp quan trọng và mạnh mẽ cho phát triển công nghệ và kỹ thuật của Việt Nam, góp phần giải quyết những vấn đề công nghệ của khu vực và thế giới. Việc khó nhưng phải làm và chúng ta sẽ đồng lòng, đồng làm, đồng hành động để phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội", lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh. 

Nhận nhiệm vụ từ lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Kinh tế - PGS. Nguyễn Danh Nguyên và PGS. Trương Quốc Phong – Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Sức khỏe bày tỏ quyết tâm nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng tập thể Trường, Viện. Đồng thời hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp công sức vào kết quả chung của toàn trường. 

20240802-cbo_9239.jpg -0
PGS. Nguyễn Danh Nguyên – Hiệu trưởng Trường Kinh tế - phát biểu tại buổi lễ
20240802-cbo_9266.jpg -0
PGS. Trương Quốc Phong – Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Sức khỏe - phát biểu tại buổi lễ

Hiệu trưởng Trường Kinh tế khẳng định: "Trước niềm tin của ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội, tập thể Ban Giám hiệu và cá nhân tôi với cương vị là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Kinh tế, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, tư duy cầu thị và đổi mới không ngừng của toàn bộ giảng viên, sinh viên Nhà trường sẽ mang đến thành công không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn, không chỉ cho Trường Kinh tế mà còn cho Đai học Bách khoa Hà Nội, cho xã hội, cho đất nước”.

Một số hình ảnh tại Lễ Công bố Nghị quyết thành lập và bổ nhiệm các chức vụ quản lý của Trường Kinh tế và 4 Viện nghiên cứu:

20240802-cbo_9127.jpg -0
Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng Trường Kinh tế 
20240802-cbo_9137.jpg -0
Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ sức khỏe
20240802-cbo_9170.jpg -0
Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện Công nghệ năng lượng
20240802-cbo_9192.jpg -0
Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ không gian và dưới nước

3 nội dung trong quan điểm phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội:

1. Để Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển đột phá, trở thành đại học hiện đại, một cơ sở đào tạo, phát triển tài năng, trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo xuất sắc trong các lĩnh vực công nghệ trọng điểm, cán bộ viên chức, người lao động, sinh viên và học viên toàn đại học cần có khát vọng sáng tạo và cống hiến, phát huy giá trị cốt lõi, gắn kết, lan tỏa và chia sẻ văn hoá, bản sắc của con người Bách khoa.

2. Đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo, theo triết lý “Một Bách khoa”, “Thống nhất trong đa dạng, đa dạng nhưng phải thống nhất”. Phương châm của Đại học Bách khoa Hà Nội là “Nhà trường làm nền tảng - Người thầy là chủ thể, là động lực phát triển - Người học làm trung tâm”.

3. Mỗi cán bộ giảng viên, người học phải luôn gìn giữ, vun dưỡng truyền thống và danh tiếng của Đại học Bách khoa Hà Nội và Người Bách khoa; luôn cải tiến, đổi mới để nâng tầm vị thế, tạo ảnh hưởng về tri thức tới sự phát triển của xã hội và đất nước.

Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Cô giáo tâm huyết với nghề
Giáo dục

Cô giáo tâm huyết với nghề

Tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, cô giáo Vũ Thị Vân (SN 1976), Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phương Sơn (Lục Nam) luôn được đồng nghiệp, học sinh tin yêu.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.