Dải Gaza trước và sau ngày 7.10.2023: Sự hủy diệt của chiến tranh

Những con phố từng đông đúc và được quy hoạch ngay ngắn của Dải Gaza giờ đây chỉ còn là khung cảnh hoang tàn, với những đống đổ nát nơi các tòa nhà chung cư từng tọa lạc, những vũng nước thải ô nhiễm và ở nhiều nơi, không khí nồng nặc mùi hôi thối của của thi thể chưa được tìm thấy.

Hình ảnh dải Gaza trước và sau ngày 7.10.2024. Nguồn: AP

Cuộc chiến kéo dài một năm qua của Israel nhằm vào lực lượng Hamas ở dải Gaza, một trong những cuộc tấn công chết chóc và tàn phá nhất trong lịch sử gần đây, đã khiến hơn 41.000 người thiệt mạng, hơn một nửa trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Trong khi cộng đồng quốc tế còn chưa nhìn thấy hồi kết của cuộc chiến; cũng không bất kỳ kế hoạch nào cho tương lai, không ai có thể dám chắc là khi nào – hay thậm chí là liệu mảnh đất này có được tái thiết hay không?

“Không có nơi để trở về”

Ngay cả sau khi chiến sự kết thúc, hàng trăm nghìn người vẫn có thể phải sống trong các trại lều tồi tàn trong nhiều năm tới. Các chuyên gia cho biết việc tái thiết có thể mất hàng thập kỷ.

“Cuộc chiến này là sự hủy diệt và đau khổ. Nó khiến ngay cả sỏi đá cũng phải rơi lệ”, bà Shifaa Hejjo, một người làm nội trợ 60 tuổi trong một chiếc lều tạm dựng trên mảnh đất nơi ngôi nhà của bà từng tọa lạc, cho biết. “Bất kỳ ai nhìn thấy Gaza ... họ cũng không thể cầm nước mắt”.

Theo đánh giá của Trung tâm vệ tinh Liên Hợp Quốc (UNOSAT) hồi tháng 9 dựa trên cảnh quay vệ tinh, cuộc giao tranh đã khiến khoảng một phần tư số công trình ở Gaza bị san phẳng hoặc hư hại nghiêm trọng. Khoảng 66% các công trình, bao gồm hơn 227.000 nhà ở bị hư hại. Hơn 80% cơ sở y tế và đường sá bị hư hại hoặc phá hủy.

Khoảng 66% các công trình ở Gaza, bao gồm hơn 227.000 ngôi nhà bị phá hủy. Nguồn: AP

Alison Ely, điều phối viên tại Gaza của Shelter Cluster, một liên minh quốc tế gồm các nhà cung cấp viện trợ do Hội đồng Tị nạn Na Uy đứng đầu, cho biết ngay cả khi có lệnh ngừng bắn, khoảng một nửa số gia đình ở Gaza "không có nơi nào để trở về".

Vào cuối tháng 1.2024, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính thiệt hại mà cuộc chiến gây ra vào khoảng 18,5 tỷ USD - gần bằng tổng sản lượng kinh tế của Bờ Tây và Dải Gaza vào năm 2022. Con số này được tính toán trước khi diễn ra một số hoạt động trên bộ mang tính hủy diệt dữ dội của Israel, bao gồm cả ở thành phố biên giới phía nam Rafah. Điều đó có nghĩa là con số thiệt hại hiện nay sẽ còn khủng khiếp hơn rất nhiều.

Khi lực lượng bộ binh Israel tiến vào thành phố Khan Younis ở phía nam vào tháng 1.2024, Shifaa Hejjo và gia đình cô đã phải sơ tán gấp gáp, bỏ lại ngôi nhà bốn tầng của mình, hành trang chỉ có một bộ quần áo mặc trên người. Gia đình cô đã sống nhiều tháng trong các trại lều khác nhau trước khi cô quyết định quay trở về – và cảnh tượng quê hương khiến cô rơi nước mắt. Toàn bộ khu phố nơi gia đình cô ở trước kia hoàn toàn bị phá hủy. Ngôi nhà cũ và những con đường xung quanh chìm trong đổ nát. “Tôi không thể nhận ra”, cô nói. “Tôi không tìm thấy nhà của chúng tôi và mọi người ở đâu”.

Dịch bệnh và nghèo đói

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc (LHQ), khoảng 90% trong số 2,3 triệu người dân Gaza đã phải sơ tán do chiến tranh. Hàng trăm nghìn người phải chen chúc trong các trại lều tập thể gần bờ biển không có điện, nước máy hoặc nhà vệ sinh. Nạn đói và dịch bệnh bắt đầu hoành hành.

Các cơ quan của LHQ cho biết tỷ lệ thất nghiệp đã tăng vọt lên khoảng 80% và hầu như toàn bộ dân số đang sống trong cảnh nghèo đói. Ngay cả những người có phương tiện cũng thấy gần như không thể nhập khẩu vật liệu xây dựng vì những hạn chế của Israel, tình trạng giao tranh đang diễn ra và cuộc sống vô luật pháp, không có trật tự.

avatar

15 năm để dọn dẹp đống đổ nát

Rào cản đầu tiên đối với bất kỳ công cuộc tái thiết đáng kể nào chính là dọn dẹp những đống đổ nát – hàng núi gạch vữa, kim loại ngổn ngang. Những nơi từng là nhà ở, cửa hàng và tòa nhà văn phòng, giờ đây chỉ còn là những đống gạch vụn khổng lồ chứa đầy xác chết, chất độc hại và đầu đạn chưa nổ.

z5907837693401-d3f38c7aa692db3721f8a72e43554312-4858.jpg
Gạch vữa ở Gaza đủ để lấp đầy Công viên Trung tâm của New York với bề dày 8m. Cần tới 15 năm và 650 triệu USD để dọn dẹp. Ảnh minh họa: AP

Cơ quan LHQ ước tính cuộc chiến đã để lại khoảng 40 triệu tấn mảnh vỡ và đống đổ nát ở Gaza, Nếu dồn chúng lại với nhau, chúng sẽ nhiều hơn gấp ba lần so với số tòa nhà ở quận Manhattan của thành phố New York; hoặc đủ để lấp đầy Công viên Trung tâm của New York với bề dày 8 mét. LHQ ước tính rằng nếu chiến tranh chấm dứt ngay bây giờ thì cũng sẽ mất tới 15 năm và ít nhất 650 triệu USD để dọn dẹp an toàn những đống đổ nát.

Ô nhiễm rác thải, khí thải độc hại và ô nhiễm nguồn nước

Ngoài ra còn có câu hỏi về nơi xử lý rác thải. LHQ ước tính rằng có hơn 42 triệu tấn rác thải đang chất đống ở Dải Gaza. Con số này nhiều gấp hơn 14 lần số rác thải tích tụ trong tất cả các cuộc xung đột ở Gaza kể từ năm 2008, và đủ để lấp đầy Kim tự tháp Giza đến 11 lần.

Không chỉ nhà cửa bị phá hủy mà cả cơ sở hạ tầng quan trọng cũng bị phá hủy với hệ thống nước sạch và vệ sinh của Gaza đã sụp đổ. LHQ ước tính gần 70% các nhà máy nước và vệ sinh của Gaza đã bị phá hủy hoặc hư hại, bao gồm cả 5 cơ sở xử lý nước thải của lãnh thổ, cùng với các nhà máy khử muối, trạm bơm nước thải, giếng và hồ chứa.

Những nhân viên từng quản lý hệ thống nước và chất thải của thành phố đã phải di dời, và một số đã tử vong. Và tình trạng thiếu nhiên liệu đã khiến việc duy trì hoạt động của các cơ sở vẫn còn nguyên vẹn trở nên khó khăn.

Tổ chức từ thiện quốc tế Oxfam cho biết họ đã nộp đơn xin giấy phép vào tháng 12 để đưa các đơn vị khử muối và đường ống vào sửa chữa cơ sở hạ tầng nước. Phải mất ba tháng để Israel chấp thuận lô hàng, nhưng lô hàng vẫn chưa vào Gaza, Oxfam cho biết.

Việc phá hủy hệ thống thoát nước thải đã khiến đường phố ngập trong nước thải hôi thối, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm và lây lan của dịch bệnh.

Theo Ngân hàng Thế giới, Gaza không có nguồn điện trung tâm kể từ những ngày đầu của cuộc chiến, khi nhà máy điện duy nhất của vùng này buộc phải đóng cửa vì thiếu nhiên liệu, và hơn một nửa lưới điện của vùng lãnh thổ này đã bị phá hủy.

Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), ước tính rằng 2,3 triệu tấn mảnh vỡ được tạo ra trong cuộc xung đột này có thể bị ô nhiễm amiante. Vật liệu này chủ yếu xuất hiện trong các tòa nhà và công trình cũ của các trại tị nạn đông đúc ở Gaza, trong đó có những trại đã bị Israel tấn công. Khi tiếp xúc lâu dài, các sợi amiante có thể theo đường hô hấp nhiễm vào phổi, gây ra các bệnh như ung thư phổi, thanh quản và buồng trứng, cũng như xơ phổi.

Liệu Gaza có thể được tái thiết?

Cho đến nay, các nước Ảrập giàu có như Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất cho biết họ chỉ sẵn sàng đóng góp vào công cuộc tái thiết Gaza như một phần của giải pháp hậu chiến nhằm mở đường cho việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập.

Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã loại trừ khả năng này, nói rằng ông sẽ không cho phép Hamas hoặc thậm chí là Chính quyền Palestine được phương Tây hậu thuẫn cai quản Gaza. Ông đã nói rằng Israel sẽ duy trì quyền kiểm soát an ninh mở và giao phó các vấn đề dân sự cho người Palestine địa phương.

Quá trình tái thiết Gaza sẽ đòi hỏi phải nhập khẩu một lượng lớn vật tư xây dựng và thiết bị hạng nặng, điều mà Israel khó có thể cho phép. Gaza chỉ có một số ít cửa khẩu với năng lực hạn chế. Cơ quan quân sự Israel điều phối các vấn đề dân sự ở Gaza cho biết họ không hạn chế việc nhập cảnh các vật tư dân sự và cho phép các mặt hàng được gọi là có mục đích sử dụng kép. Israel đã cho phép nhập khẩu một số vật liệu xây dựng vào Gaza trước chiến tranh theo quy chế được gọi là Cơ chế tái thiết Gaza, nhưng quá trình này có những hạn chế và chậm trễ nghiêm trọng.

Trong khi đó, một số nhà tài trợ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tái thiết Gaza. Nhưng một quan chức của LHQ yêu cầu được giấu tên đã nói với Reuters rằng “mọi người đều lo ngại liệu có nên đầu tư hay không nếu không có giải pháp chính trị nào được đưa ra”.

Quốc tế

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha
Quốc tế

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha

Trận lũ quét tàn phá miền đông Tây Ban Nha đã khiến số người thiệt mạng tăng lên gần 160 người, ô tô chất đống trên đường, nhà cửa ngập bùn đất. Đây là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại.

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Trong khi cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống ở cường quốc số một thế giới thì dường như điều này không quá được quan tâm ở Trung Quốc - với cảm giác rằng bất kể ai thắng, căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19
Quốc tế

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19

Rạng sáng 30.10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19 mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thám hiểm không gian khi khẳng định sức mạnh vũ trụ của mình.

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Hồi tháng 9, người ta đã từng đặt câu hỏi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Khi được hỏi liệu ông thích Donald Trump hay Kamala Harris, ông Putin đã mỉm cười và nhướn mày, đồng thời khiến người nghe phải ngạc nhiên với câu trả lời hóm hỉnh của mình.

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri
Thế giới 24h

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri

Tương lai chính trị của Nhật Bản trở nên bất định sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27.10 khi lần đầu tiên sau 15 năm, đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh cầm quyền, Komeito, đã mất đi thế đa số tại Hạ viện. Kết quả bầu cử lần này đặt ra câu hỏi: liệu phe đối lập có đủ thống nhất để định hướng chương trình nghị sự của Hạ viện và khiến Thủ tướng Shigeru Ishiba trở thành vị Thủ tướng nắm quyền ngắn kỷ lục trong lịch sử Nhật Bản?

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025
Quốc tế

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm
Quốc tế

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?
Thế giới 24h

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhân vật đầu não của vụ tấn công vào Israel tháng 10.2023, đã khiến nhiều người trong và ngoài Israel hy vọng đây có thể là thời điểm để nước này thu hẹp quy mô cuộc chiến ở Gaza, tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin. Nhưng đúng một tuần sau cái chết của Sinwar, thực tế đã chứng minh điều ngược lại - tình trạng leo thang gần đây của các cuộc tấn công cho thấy bạo lực đang gia tăng, thay vì lắng xuống.

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới
Quốc tế

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới

Trong bước đi táo bạo hướng tới đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Hội đồng lập pháp (Quốc hội) El Salvador đã thông qua Luật Năng lượng hạt nhân, được đánh giá là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển năng lượng hạt nhân của đất nước. Luật này đã được thông qua với sự đồng thuận của 57 trong số 60 thành viên Quốc hội, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Nuevas Ideas của Tổng thống Nayib Bukele. Mục tiêu của luật là điều chỉnh các hoạt động liên quan đến xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở năng lượng hạt nhân, tập trung vào việc sử dụng năng lượng vì mục đích hòa bình.

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương
Quốc tế

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương

Trong một động thái mang tính bước ngoặt hứa hẹn sẽ định hình lại bối cảnh địa chính trị của châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận nối lại tuần tra tại các khu vực biên giới tranh chấp dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở phía Đông Ladakh. Thỏa thuận này đánh dấu một bước đột phá về ngoại giao, khởi đầu cho tiến trình giảm leo thang căng thẳng và cơ hội cải thiện quan hệ giữa hai cường quốc đông dân nhất thế giới.