Đại biểu Quốc hội đề nghị giải quyết tồn tại trong cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Phát biểu tại hội trường hoặc bên lề Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo xử lý tồn tại liên quan đến cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Đề nghị xử lý dứt điểm

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước ngày 27.10, đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng (Bình Phước), cử tri và Nhân dân mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát huy, quyết liệt chỉ đạo đối với các tồn tại, yếu kém kéo dài, gây bức xúc dư luận, trong đó có những tồn tại liên quan đến việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Giải quyết dứt điểm tồn tại trong cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam -0
Đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng (Bình Phước) phát biểu tại hội trường sáng 27.10. Ảnh: Hồ Long

Trao đổi bên lề phiên thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 ngày 31.10, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn (Hà Nội) chỉ ra rằng, cách khai thác, định giá đất, hay thương hiệu trong một số dự án gần đây của ngành văn hóa như cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam cho thấy bất cập trong sử dụng tài sản của Nhà nước để phát huy giá trị.

Trước đó, trong cuộc làm việc giữa Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tuần tháng 10 vừa qua, ông Bùi Hoài Sơn cũng đề nghị xử lý dứt điểm việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Đánh giá hiệu quả hoạt động các đơn vị điện ảnh nhà nước sau khi chuyển đổi mô hình

Năm 2021, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Khóa XIV đã tổ chức khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về điện ảnh, trong đó có việc thực hiện cơ chế tự chủ, cổ phần hóa các đơn vị điện ảnh nhà nước. Theo báo cáo khảo sát, đến nay, 4 đơn vị điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện cổ phần hóa, gồm: Hãng phim Giải phóng, Hãng phim truyện I, Hãng phim truyện Việt Nam và Hãng phim Hoạt hình Việt Nam; 1 đơn vị hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương; 1 đơn vị tự chủ là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia; 1 đơn vị chuyển đổi mô hình công ty 100% tư nhân là Công ty CP Fafim.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi ở một số đơn vị còn gặp nhiều hạn chế, vướng mắc. Trong đó, quá trình cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam chưa xem xét đầy đủ các yếu tố đặc thù của ngành. Lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Phim truyện Việt Nam là Tổng Công ty Vận tải thủy (VIVACO) hoạt động trong lĩnh vực vận tải, không liên quan đến điện ảnh, đến nay đã bị Chính phủ yêu cầu thoái vốn do những sai phạm trong quá trình cổ phần hóa. Sau cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Phim truyện Việt Nam bị rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.

"Đến lúc này có thể thấy, cổ phần hóa các hãng phim mất nhiều hơn được" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Khóa XIV Hoàng Thị Hoa từng nhận định như vậy sau khi khảo sát tại 4 hãng phim trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện cổ phần hóa.

Từ kết quả khảo sát, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Khóa XIV đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo triển khai đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị điện ảnh nhà nước sau khi chuyển đổi mô hình để có hướng đi thích hợp.

Đại biểu Quốc hội đề nghị giải quyết tồn tại trong cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam -0
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Khóa XIV khảo sát tại Công ty cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam, tháng 1.2021. Ảnh: Bích Diệp

Tại sao không thể thực hiện kết luận thanh tra?

Liên quan đến xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều buổi làm việc và gửi nhiều văn bản đến nhà đầu tư chiến lược nhưng việc triển khai thu hồi số cổ phần đã bán cho nhà đầu tư chiến lược không thực hiện được do nhà đầu tư chiến lược không hợp tác.

Theo Công văn số 2776/BVHTTDL-KHTC ngày 27.7.2022 trả lời phản ánh, kiến nghị của đại diện cán bộ, công nhân viên Hãng phim truyện Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, thực hiện kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các quy trình thủ tục về việc thu hồi số cổ phần đã bán và hoàn trả tiền cho nhà đầu tư chiến lược.

Để thực hiện xử lý dứt điểm việc thu hồi số cổ phần đã bán cho nhà đầu tư chiến lược, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp, xin ý kiến của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về kế hoạch nhận lại cổ phần và hoàn trả tiền cho Tổng Công ty Vận tải thủy (VIVASO). Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, qua nhiều lần làm việc với nhà đầu tư chiến lược và thực trạng hiện nay, quá trình triển khai thực hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính cho rằng chưa đủ cơ sở pháp lý cho việc thu hồi số cổ phần đã bán và hoàn trả tiền cho VIVASO để tránh phát sinh khiếu kiện, tranh chấp với nhà đầu tư.

Thứ hai, về nguồn tiền để hoàn trả cổ phần phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31.12.2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn Nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1.4.2022).

Thứ ba, cho đến nay, mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều buổi làm việc và gửi nhiều văn bản đến nhà đầu tư chiến lược nhưng việc triển khai thu hồi số cổ phần đã bán cho nhà đầu tư chiến lược không thực hiện được do nhà đầu tư chiến lược không hợp tác.

Thứ tư, về tình hình tài chính, theo báo cáo ngày 1.6.2022 của người đại diện phần vốn Nhà nước tại VIVASO, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gần như không hoạt động, lỗ liên tiếp kể từ khi chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Thanh tra Chính phủ xin ý kiến hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng mắc nêu trên theo các quy định hiện hành. Bộ cũng đang chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại VIVASO rà soát thực trạng tài chính của công ty, đánh giá tổng hợp lợi ích của Nhà nước và phương án củng cố, phát triển Hãng phim truyện Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết theo các quy định hiện hành bảo đảm quyền lợi của người lao động tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại VIVASO phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến việc thu hồi các cơ sở nhà đất tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội theo Công văn số 2687/UBND-ĐT ngày 19.8.2021 của UBND TP. Hà Nội và tại số 6 đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh theo Công văn số 995/UBND-KT ngày 4.4.2022 của UBND TP. Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Quốc hội

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.