Hiện, tại Mèo Vạc có khoảng hơn 200 hộ với gần 1.000 nhân khẩu Lô Lô sinh sống chủ yếu ở xã Xín Cái và thị trấn Mèo Vạc. Trải hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm, khó nhọc, người Lô Lô vẫn cố gắng gìn giữ và lưu truyền những vốn văn hóa quý báu của cha ông, nhất là những giá trị văn hóa ẩn dưới đường kim, mũi chỉ trên trang phục của đồng bào. Với nét hoa văn thêu tỉ mỉ, bộ trang phục của người Lô Lô nổi bật với màu sắc rực rỡ và hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính nhân sinh, thẩm mỹ và đặc trưng văn hóa riêng có.
Đồng hành với đồng bào Lô Lô giữ gìn vốn quý đó, nhiều năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội Mèo Vạc đã chủ động nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của bà con nhằm phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững và đặc biệt là giúp đồng bào bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của nghề thêu. Đây cũng là bước cụ thể hóa định hướng phát triển du lịch văn hóa cộng đồng của Hà Giang nói chung, Mèo Vạc nói riêng.
Đồng bào Lô Lô hoa và Lô Lô đen giao lưu, trao đổi về nghề thêu truyền thống
Nghề thêu luôn hấp dẫn với các cô gái Lô Lô
Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách của Mèo Vạc đạt hơn 465.073 triệu đồng với 8.921 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Trong đó, dư nợ tín dụng chính sách phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm đạt 452.438 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 97,3%/tổng dư nợ.
Thêu – một phần không thể thiếu trong đời sống của người Lô Lô
Ngân hàng Chính sách xã hội luôn đồng hành cùng đồng bào Lô Lô gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa
Sản phẩm thêu của đồng bào luôn là niềm cảm hứng khám phá cho du khách
Phụ nữ Lô Lô hoa với bàn tay khéo léo thêu hoa văn trên trang phục truyền thống
Triển lãm 50 năm vang mãi bản hùng ca giới thiệu gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý giá phản ánh chặng đường đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và quá trình xây dựng, phát triển của TP. Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.
Ngày 7.4 (tức mùng 10.3 âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hồng Sơn, UBND thành phố Vinh và Nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
"Festival Trái tim Việt Nam - 50 năm hòa chung một nhịp" là sự kiện văn hóa lớn được tổ chức ngày 3 - 4.5 tại Hanazono Central Park, thành phố Higashiosaka, Osaka, Nhật Bản.
Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Sáng 7.4 (mùng 10.3 âm lịch), tại Đền thờ Vua Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Cần Thơ thành kính, trang nghiêm tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Từ ngày 5 đến ngày 7.4.2025, Lễ hội Truyền thống Phở Vân Cù 2025 diễn ra tại làng Vân Cù, Đồng Sơn, Nam Trực, Nam Định - cái nôi của phở Việt Nam, thu hút hàng nghìn du khách thập phương.
Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.
Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.
TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…
Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.
Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 đạt trên 2 triệu lượt, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I.2025, tổng lượng khách đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay.
Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 19/KH-VP về tổ chức Festival Phở năm 2025 nhằm quảng bá thương hiệu ẩm thực phở của ba miền Bắc - Trung - Nam, góp phần phát triển văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” (Rejoice and Refuse) sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào 19h ngày 12 - 13.4, mang tới cho khán giả những màn biểu diễn độc đáo, truyền tải thông điệp hành động vì môi trường.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), chiều 9.4, Bảo tàng Hà Nội sẽ tổ chức Tọa đàm - Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng”.
Ngày 5.4, tại Hà Nội đã ra mắt cuốn sách “NVIDIA - Cỗ máy tư duy vĩ đại” của tác giả Stephen Witt, viết về Jensen Huang và hành trình xây dựng NVIDIA, một trong những công ty công nghệ có ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay.
Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27.4.