Đặc sắc lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Bình Thuận

Lễ hội Katê của người Chăm theo đạo Bà-la-môn tổ chức tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận), là dịp để người dân nơi đây bày tỏ lòng biết ơn, tôn vinh tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ, che chở cho cộng đồng.

Theo Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận, năm nay lễ hội Katê được tổ chức, kết hợp công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng phát hiện tại tháp Pô Dam (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, Bình Thuận).

111111-8458.png
Linga vàng vừa được công nhận bảo vật quốc gia

Tính đến thời điểm hiện nay, nhiều di sản văn hoá Chăm ở Bình Thuận đã được nhà nước xếp hạng, đầu tư tu bổ, tôn tạo, phục dựng và phát huy có hiệu quả, trong đó có 2 ngôi tháp và 3 ngôi đền thờ được xếp hạng di tích quốc gia; 5 ngôi đền thờ được xếp hạng di tích cấp tỉnh, 2 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

7-7096.jpg
Người dân và du khách nô nức dự lễ hội Katê năm 2024 tại tháp Pô Sah Inư
3-7658.jpg
Nghi lễ nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính

Lễ hội Katê thường diễn ra vào tháng 7 theo lịch Chăm (tương đương với khoảng tháng 9 hoặc 10 dương lịch). Lễ hội được tổ chức tại các đền tháp cổ của người Chăm, như tháp Pô Nagar, tháp Pô Klong Garai. Đây là những di tích tôn giáo quan trọng, nơi thờ phụng các vị thần như Pô Inư Nưgar và các vị vua anh hùng của người dân tộc Chăm.

1-1047.jpg
Nghi lễ dâng cúng tổ tiên tại tháp
6-6615.jpg
Cô gái người Chăm cầu nguyện cho gia đình, người thân gặp được nhiều may mắn, niềm vui trong năm mới

Lễ hội Katê là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống quan trọng nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn, tổ chức hằng năm tại tỉnh Bình Thuận và một số vùng khác có cộng đồng người Chăm sinh sống. Nét đặc biệt của lễ hội Katê là sự kết hợp giữa tín ngưỡng Bà-la-môn và các yếu tố văn hóa bản địa. Những nghi thức trang nghiêm như lễ rước y trang của các vị thần, lễ dâng cúng tại tháp, hòa cùng các hoạt động vui chơi giải trí, điệu múa quạt, múa trống Ginăng, điệu múa truyền thống của người Chăm, cùng với tiếng kèn Saranai tạo nên không khí lễ hội đầy sắc màu và thiêng liêng.

z5889370024687-9ea6696636f5134ea82992319991bbd3-8292.jpg
4-6262.jpg
Tiết mục múa quạt đặc sắc của các cô gái Chăm tại lễ hội Katê năm 2024

Đến với lễ hội, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận Thanh Thị Kỷ chia sẻ: "Hòa chung không khí ngày lễ, cộng đồng người Chăm tỉnh Bình Thuận rất vui. Mọi người đều nô nức đến tham gia lễ hội Katê và để biết thêm về bảo vật quốc gia Linga vàng của đồng bào Chăm, để con cháu người Chăm sau này biết về di sản lịch sử văn hóa cũng như bảo tồn cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là các thanh thiếu nhi hiện nay”.

Rạng rỡ trong bộ trang phục truyền thống, em Nam Lễ Hải Vân chia sẻ thêm: "Tất cả mọi người ai cũng háo hức đến lễ hội Katê để được thờ cúng các vị thần linh, cầu mong cho mọi gia đình gặp được nhiều niềm vui tốt lành trong năm mới”.

2-9382.jpg
Du khách nước ngoài thích thú tham gia lễ hội
5-6702.jpg
Hoạt động biểu diễn văn nghệ trong lễ hội mang đậm dấu ấn và bản sắc riêng của người Chăm

Katê không chỉ là dịp để người Chăm thể hiện tín ngưỡng mà còn là một cơ hội quan trọng để kết nối cộng đồng. Những người Chăm từ khắp nơi trở về quê hương, cùng nhau tham gia lễ hội, ôn lại những giá trị văn hóa truyền thống và gia tăng tình đoàn kết.

Du lịch - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Công cụ số hóa giúp doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng trong kỷ nguyên số.
Du lịch - Thể thao

Doanh nghiệp lữ hành với tiếp thị trực tuyến

Tại tọa đàm “Chiến lược marketing online và phần mềm quản lý kinh doanh du lịch lữ hành” do CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức mới đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ và giới thiệu nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thực tế ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp lữ hành quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc
Địa phương

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng
Văn hóa - Thể thao

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng

Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, số lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tháng 10 ước đạt trên 386,5 nghìn lượt, tăng 11,90% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 10 tháng năm 2024 là trên 7.683,6 nghìn lượt.

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”
Văn hóa - Thể thao

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”

Diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya năm 2024” hứa hẹn tạo điểm nhấn cho Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 của tỉnh Gia Lai. Chương trình diễn ra lúc 20h10 ngày 9.11, do đạo diễn Mai Thanh Tùng và Oscar Media thực hiện.